Câu 1: Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh
- A. nhà Lê đang ở thời kì phát triển đỉnh cao.
- B. nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
- C. nhà Minh đang lăm le xâm lược Đại Việt.
-
D. tình hình đất nước từng bước ổn định.
Câu 2: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc thành và Gia Định thành là
- A. Huyện lệnh.
- B. Trấn thủ.
- C. Tuần phủ.
-
D. Tổng trấn.
Câu 3: Tổng trấn có quyền lực ngang với vị trí nào?
-
A. Phó vương
- B. Đại vương
- C. Vua
- D. Huyện lệnh
Câu 4: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, nhà vua chỉ trực tiếp quản lí
- A. Bắc thành.
-
B. 4 doanh và 7 trấn.
- C. Gia Định thành.
- D. phủ Thừa Thiên.
Câu 5: Biển Đông là biển thuộc
-
A. Thái Bình Dương.
- B. Ấn Độ Dương.
- C. Bắc Băng Dương.
- D. Đại Tây Dương.
Câu 6: Biển Đông có diện tích khoảng
- A. 2,5 triệu km2.
- B. 5,5 triệu km2.
- C. 4,5 triệu km2.
-
D. 3,5 triệu km2.
Câu 7: Biển Đông trải dài khoảng 3000 km theo trục đông bắc - tây nam, nối liền hai đại dương là:
-
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
- C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
- D. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nhà Lê vào giữa thế kỉ XV?
- A. Kinh tế - xã hội phục hồi và phát triển; đời sống nhân dân ổn định.
- B. Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng ngày càng phổ biến.
-
C. Đại Việt phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Minh.
- D. Xuất hiện những mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
Câu 9: Ở trung ương, sự tập trung quyền lực chủ yếu trong tay ai?
- A. Các quan đại thần - những võ quan, công thần trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- B. Các quan văn quan võ quan, công thần trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
-
C. Các quan tể tướng, đại thần
- D. Các quan huyện lệnh có công với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Câu 10: Một trong những đại diện tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) là
- A. C.Xanh-xi-mông.
- B. A.Xmit.
- C. Ph.Ăng-ghen.
-
D. Ph.Vôn-te.
Câu 11: Trong lịch sử, Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư,... giữa
- A. Nhật Bản và Triều Tiên.
-
B. Trung Quốc và Ấn Độ.
- C. Triều Tiên và Trung Quốc.
- D. Ấn Độ và Nhật Bản.
Câu 12: Eo biển nào dưới đây không thuộc khu vực Biển Đông?
- A. Eo biển Ma-lắc-ca.
- B. Eo biển Ba-si.
- C. Eo biển Đài Loan.
-
D. Eo biển Ma-gien-lăng.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của Biển Đông?
- A. Nằm ở rìa tây của Thái Bình Dương.
- B. Là “cầu nối” giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
-
C. Là vùng biển chung của 11 quốc gia Đông Nam Á.
- D. Là biển lớn thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 3,5 triệu Km2.
Câu 14: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành
-
A. 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
- B. 24 lộ, phủ, châu.
- C. 12 lộ, phủ, châu.
- D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực hành chính?
-
A. Tăng cường quyền lực cho các quan đại thần.
- B. Hoàn thiện hệ thống các cơ quan chuyên môn.
- C. Đặt thêm Lục khoa để hỗ trợ và giám sát Lục bộ.
- D. Tuyển chọn quan lại thông qua hình thức khoa cử.
Câu 16: Đâu là chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực hành chính ở địa phương là:
-
A. Vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long); Năm 1471, đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam.
- B. Vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 7 đạo, chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long); Năm 1474, đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 17 là Quảng Nam.
- C. Vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 8 đạo, chia đất nước thành 17 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long); Năm 1471, đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 18 là Quảng Nam.
- D. Vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 2 đạo, chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long); Năm 1471, đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam.
Câu 17: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty là:
-
A. Đô ty; Thừa ty và Hiến ty.
- B. Pháp ty; Đô ty và Hiến ty.
- C. Thừa ty; Đô ty và Pháp ty.
- D. Pháp ty, Hiến ty và Thừa ty.
Câu 18: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, trong bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên, Đô ty là cơ quan chuyên trách về
- A. dân sự.
-
B. quân sự.
- C. tư pháp.
- D. kinh tế.
Câu 19: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, trong bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên, Thừa ty là cơ quan chuyên trách về
- A. quân sự.
-
B. dân sự.
- C. tư pháp.
- D. kinh tế.
Câu 20: Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông đường biển huyết mạch nối liền hai châu lục nào sau đây?
- A. Châu Á và châu Mĩ.
- B. Châu Phi và châu Mĩ.
- C. Châu Âu và châu Phi.
-
D. Châu Âu và châu Á.