Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 11 chân trời sáng tạo giữa học kì 1 ( Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 giữa học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Các nước có GDP/người cao tập trung nhiều ở khu vực nào sau đây?

  • A. Trung Đông.
  • B. Đông Á.
  • C. Bắc Mĩ.
  • D. Đông Âu.

Câu 2: Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn hẳn các nước đang phát triển, thể hiện chủ yếu ở việc

  • A. công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh.
  • B. tỉ trọng của khu vực kinh tế dịch vụ chưa cao.
  • C. tốc độ tăng tổng thu nhập trong nước cao.
  • D. chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu của thế giới.

Câu 3: Khủng hoảng an ninh lương thực trên thế giới do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  • A. Xung đột vũ trang, thiên tai và biến đổi khí hậu.
  • B. Dịch bệnh diện rộng, bùng nổ dân số và hạn hán.
  • C. Ô nhiễm môi trường, các loại dịch bệnh và lũ lụt.
  • D. Bùng nổ dân số, xung đột sắc tộc và cháy rừng.

Câu 4: Ở Mỹ Latinh, loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất?

  • A. Sắt.
  • B. Đồng.
  • C. Kẽm.
  • D. Dầu mỏ.

Câu 5: Cơ cấu kinh tế là tập hợp

  • A. các ngành, khu vực và lĩnh vực kinh tế.
  • B. các vùng, lĩnh vực và bộ phận kinh tế.
  • C. các vùng, các ngành và bộ phận kinh tế.
  • D. các ngành, lĩnh vực và bộ phận kinh tế.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của các công ty xuyên quốc gia?

  • A. Phụ thuộc nhiều vào chính phủ các nước.
  • B. Sở hữu nguồn của cải vật chất rất lớn.
  • C. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
  • D. Hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau.

Câu 7: Hệ quả nào sau đây không phải là của khu vực hóa kinh tế?

  • A. Tăng cường quá trình toàn cầu hóa về kinh tế.
  • B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.
  • C. Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.
  • D. Động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Câu 8: Tài nguyên khoáng sản đa dạng ở khu vực Mỹ Latinh là cơ sở để phát triển ngành nào sau đây?

  • A. Công nghiệp luyện kim.
  • B. Công nghiệp thực phẩm.
  • C. Công nghiệp khai khoáng.
  • D. Công nghiệp dược phẩm.

Câu 9: Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?

  • A. Nhu cầu hàng hóa tăng nhanh, kích thích sản xuất.
  • B. Sự gia tăng nhanh dân số thế giới và hàng hóa.
  • C. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
  • D. Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại.

Câu 10: Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới không phải về

  • A. chính trị.
  • B. kinh tế.
  • C. khoa học.
  • D. văn hoá.

Câu 11: Nhân tố có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới là

  • A. năng lượng.
  • B. nguồn vốn.
  • C. thị trường.
  • D. nguồn nước.

Câu 12: Vùng núi An-đét có tiềm năng lớn về

  • A. thủy sản, khoáng sản và lâm sản.
  • B. khoáng sản, thủy điện và du lịch.
  • C. thủy điện, vận tải và công nghiệp.
  • D. nông sản, lâm sản và công nghiệp.

Câu 13: Trụ sở của Liên hợp quốc đặt ở quốc gia nào sau đây?

  • A. Liên ban
  • C. Hoa Kỳ.
  • D. Trung Quốc.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng các ngành trong cơ cấu nền kinh tế của các nước đang phát triển?

  • A. Nông - lâm - ngư có xu hướng giảm.
  • B. Nông - lâm - ngư có xu hướng tăng.
  • C. Tỉ trọng dịch vụ có nhiều biến động.
  • D. Công nghiệp và xây dựng tăng nhanh.

Câu 15: Mục tiêu hàng đầu của Liên hợp quốc là

  • A. thúc đẩy dân chủ, ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế.
  • B. duy trì một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.
  • C. giải quyết và ngăn ngừa xung đột, viện trợ nhân đạo.
  • D. bảo vệ môi trường, nhân quyền, phát triển bền vững.

Câu 16: Kênh đào Pa-na-ma nối hai đại dương nào sau đây với nhau?

  • A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
  • B. Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương.
  • C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
  • D. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 17: Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương viết tắt là

  • A. NAFTA.
  • B. EU.
  • C. APEC.
  • D. WTO.

Câu 18: Khu vực nào sau đây chịu tác động rất nhỏ của nạn đói trên thế giới?

  • A. Đông Phi.
  • B. Nam Á.
  • C. Tây Âu.
  • D. Trung Phi.

Câu 19: Tổ chức liên kết khu vực nào có ít quốc gia tham gia nhất?

  • A. Liên minh châu Âu.
  • B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
  • C. Thị trường chung Nam Mĩ.
  • D. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Câu 20: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để mỗi quốc gia chủ động đảm bảo an ninh lương thực quốc gia?

  • A. Tích cực giữ nước, tạo thương hiệu.
  • B. Bình ổn giá lương thực trong nước.
  • C. Ưu tiên thương mại hàng thực phẩm.
  • D. Đẩy mạnh việc sản xuất lượng thực.

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.