Câu 1: Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh ở Trung Quốc nhờ lực lượng lao động dồi dào?
- A. Hóa chất.
- B. Sản xuất ô tô.
- C. Chế tạo máy.
-
D. Dệt may.
Câu 2: Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?
- A. Nam Á.
- B. Tây Á.
-
C. Đông Á.
- D. Bắc Á.
Câu 3: Các hải cảng lớn của Nhật Bản là
- A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ha-chi-nô-hê.
- B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Cô-chi.
-
C. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ô-xa-ca, Na-gôi-a.
- D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Na-ga-xa-ki.
Câu 4: Quốc gia nào sau đây nằm hoàn toàn bên trong lãnh thổ Cộng hòa Nam Phi?
-
A. Lê-xô-thô.
- B. Na-mi-bi-a.
- C. Bốt-xoa-na.
- D. E-xoa-ti-ni.
Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng với công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi?
- A. Cơ cấu công nghiệp của CH Nam Phi khá đơn giản.
-
B. Quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi.
- C. Tỉ trọng trong GDP tăng, nhiều mặt hàng xuất khẩu.
- D. Có đóng góp trên 30% GDP và lao động hoạt động.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất Liên bang Nga là một đất nước rộng lớn?
- A. Nằm ở cả châu Á và châu Âu.
- B. Tiếp giáp với Bắc Băng Dương.
-
C. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
- D. Đất nước trải dài trên 9 múi giờ.
Câu 7: Trung tâm công nghiệp chính của Cộng hòa Nam Phi không phải là
- A. Kếp-tao.
- B. Đuốc-ban.
-
C. Prê-tô-ri-a.
- D. Po Ê-li-da-bét.
Câu 8: Cộng hòa Nam Phi tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
- A. Bắc Băng Dương.
- B. Thái Bình Dương.
- C. Nam Đại Dương.
-
D. Ấn Độ Dương.
Câu 9: Ngành công nghiệp truyền thống của Liên bang Nga là
- A. luyện kim.
- B. thực phẩm.
-
C. đóng tàu.
- D. điện lực.
Câu 10: Ngành công nghiệp chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là
- A. dệt may - da giày.
- B. sản xuất điện tử.
- C. chế biến thực phẩm.
-
D. công nghiệp chế tạo.
Câu 11: Cộng hòa Nam Phi là quốc gia duy nhất trên thế giới có
- A. chí tuyến.
-
B. ba thủ đô.
- C. đại dương.
- D. giáp biển.
Câu 12: Miền Tây Trung Quốc phổ biến kiểu khí hậu nào sau đây?
- A. Ôn đới gió mùa.
-
B. Ôn đới lục địa.
- C. Cận nhiệt đới gió mùa.
- D. Cận nhiệt đới lục địa.
Câu 13: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của
- A. cải cách trong ruộng đất.
-
B. công cuộc hiện đại hóa.
- C. cuộc cách mạng văn hóa.
- D. công cuộc đại nhảy vọt.
Câu 14: Nhận định nào sau đây đúng với hoạt động ngoại thương của Liên bang Nga?
- A. Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, khí tự nhiên và gỗ.
- B. Giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu.
- C. Hàng xuất khẩu chính là thủy sản, máy móc, thiết bị.
-
D. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa lớn và luôn xuất siêu.
Câu 15: Đảo nào dưới đây nằm ở phía Nam của Nhật Bản?
-
A. Xi-cô-cư.
- B. Kiu-xiu.
- C. Hô-cai-đô.
- D. Hôn-su.
Câu 16: Các vật nuôi chính của Nhật Bản được nuôi theo hình thức chủ yếu nào sau đây?
- A. Du mục.
-
B. Trang trại.
- C. Hộ gia đình.
- D. Quảng canh.
Câu 17: Ngành công nghiệp chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là
- A. chế biến thực phẩm.
-
B. công nghiệp chế tạo.
- C. sản xuất điện tử.
- D. dệt may - da giày.
Câu 18: Chiều dài của đường Xích đạo được ví xấp xỉ với chiều dài
- A. đường bờ biển của Liên bang Nga.
- B. biên giới Liên bang Nga với châu Á.
- C. chiều dài các sông ở Liên bang Nga.
-
D. đường biên giới của Liên bang Nga.
Câu 19: Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là
-
A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
- B. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.
- C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
- D. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
Câu 20: Đặc điểm lớn của địa hình Trung Quốc là:
- A. Cao dần từ Bắc xuống Nam.
- B. Thấp dần từ Bắc xuống Nam.
- C. Cao dần từ Tây sang Đông.
-
D. Thấp dần từ Tây sang Đông.