Trắc nghiệm Địa lý 11 chân trời Ôn tập chương 2 và 3: Khu vực Mỹ Latinh + Liên minh Châu Âu (EU)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 chân trời Ôn tập chương 2 và 3: Khu vực Mỹ Latinh + Liên minh Châu Âu (EU) - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHƯƠNG 2 + 3: KHU VỰC MỸ LATINH + LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

Câu 1: Cộng đồng châu Âu được thành lập không từ sự hợp nhất của Cộng đồng nào?

  • A. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.
  • B. Cộng đồng Than và thép châu Âu.
  • C. Cộng đồng Xã hội châu Âu.
  • D. Cộng đồng Kinh tế châu Âu.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về xã hội của khu vực Mỹ Latin?

  • A. Mặc dù Mỹ Latin chưa phải là khu vực phát triển mạnh nhưng đây lại là nơi giải quyết được nhiều vấn đề đang khiến các nước phát triển khác gặp khó như chênh lệch mức sống, khoảng cách giàu nghèo,...
  • B. Vấn đề giảm chênh lệch giàu nghèo, đảm bảo sự công bằng trong khả năng tiếp cận những dịch vụ như y tế, giáo dục,... đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.
  • C. Do thành phần dân cư đa dạng nên khu vực Mỹ Latinh có sự kết hợp của nhiều nền văn hóa trên thế giới và văn hoá bản địa tạo nên một nền văn hoá có sức hấp dẫn như lễ hội, ẩm thực, ngôn ngữ, công trình kiến trúc,...
  • D. Đây là khu vực tập trung nhiều di sản văn hoá được UNESCO công nhận.

Câu 3: Đâu không phải một cơ quan đầu não của EU?

  • A. Nghị viện châu Âu.
  • B. Tòa Kiểm toán châu Âu.
  • C. Hội đồng Bộ trưởng EU.
  • D. Ủy ban Tư pháp châu Âu.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về liên kết vùng Meuse – Rhine?

  • A. Hằng ngày, có khoảng 430 000 người sang các nước láng giềng làm việc. Hệ thống kết nối giao thông của vùng khá phát triển để người dân đi lại thuận tiện.
  • B. Vùng Meuse – Rhine được hình thành ở khu vực biên giới của CHLB Đức, Bỉ và Hà Lan.
  • C. Vùng có diện tích khoảng 11.000 km với số dân khoảng 4 triệu người (năm 2021).
  • D. Các trường đại học của 3 quốc gia đã phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chung nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng.

Câu 5: Các trung tâm công nghiệp lớn của khu vực Mỹ Latinh tập trung ở:

  • A. Bờ biển phía đông nam Nam Mỹ.
  • B. Bờ biển phía tây Nam Mỹ.
  • C. Bờ biển phía đông bắc Nam Mỹ.
  • D. Quanh vùng biển Caribbean.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về tài nguyên rừng và sinh vật ở khu vực Mỹ Latin?

  • A. Rừng ở khu vực Mỹ Latinh có tiềm năng rất lớn về kinh tế (cung cấp lâm sản, khai thác du lịch,...) và bảo vệ môi trường.
  • B. Diện tích rừng trong khu vực đang gia tăng nhanh chóng nhờ các chính sách trồng rừng và bảo vệ rừng cộng thêm sự tương thích với khí hậu của cây rừng.
  • C. Có nhiều kiểu rừng khác nhau ở khu vực này như rừng nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới, rừng thưa và xavan,...
  • D. Mỹ Latinh có hệ động vật phong phú với nhiều loại đặc hữu như vẹt Nam Mỹ, lạc đà không bướu, trăn Nam Mỹ,..

Câu 7: Vùng núi Andes và quần đảo Antilles thường bị ảnh hưởng bởi loại thiên tai nào?

  • A. Sóng thần
  • B. Động đất
  • C. Tất cả các đáp án trên.
  • D. Bão tuyết

Câu 8: Hiện nay EU có khoảng bao nhiêu liên kết vùng?

  • A. 45
  • B. 158
  • C. 420
  • D. 3

Câu 9: Mục tiêu của EU được thể hiện thông qua Hiệp ước Maastricht, năm 1993 và được bổ sung trong Hiệp ước Lisbon, năm 2009 với một số nội dung sau đây. Ý nào không đúng?

  • A. Thúc đẩy tự do lưu thông (hàng hoá, con người, dịch vụ, vốn) giữa các nước thành viên nhằm hướng đến xây dựng một thị trường thống nhất.
  • B. Duy trì hòa bình và đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên và thế giới.
  • C. Duy trì, phát huy giá trị văn hoá và đảm bảo phúc lợi của công dân các nước thành viên.
  • D. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thành viên chủ yếu về kinh tế đồng thời, hạn chế sự ảnh hưởng của các vấn đề khác như pháp luật, an ninh, nội vụ,…

Câu 10: Cộng đồng châu Âu được thành lập vào năm nào?

  • A. 1945
  • B. 1954
  • C. 1967
  • D. 1993

Câu 11: Sự kiện nào sau đây lần đầu tiên xảy ra và có tác động đến số lượng thành viên của Liên minh châu Âu?

  • A. Người dân Anh đã ra khỏi EU.
  • B. Người dân Pháp đã ra khỏi EU.
  • C. Các nước châu Á gia nhập EU.
  • D. Người dân Hà Lan đã ra khỏi EU.

Câu 12: Ở khu vực Mỹ Latinh có kênh đào nổi tiếng nào sau đây?

  • A. Xuy-ê.
  • B. Panama.
  • C. Kiel.
  • D. Moscow.

Câu 13: 6 thành viên ban đầu của Cộng đồng châu Âu là:

  • A. CHLB Đức, CHDC Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Italy.
  • B. CHLB Đức, Anh, Pháp, Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
  • C. CHLB Đức, Pháp, Italy, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg.
  • D. Đan Mạch, Hy Lạp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thuỷ Điển.

Câu 14: Khu vực Mỹ Latinh có thành phần dân cư đa dạng, bao gồm:

  • A. Người Brazil và người từ có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á.
  • B. Người bản địa (người Anh-điêng); người có nguồn gốc châu Âu, chủ yếu là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha; người da đen gốc Phi; người gốc Á và người lai.
  • C. Người bản địa (người Anh-điêng) và người có nguồn gốc từ hầu hết cả nước trên thế giới (mỗi nước chiếm khoảng 1 – 2%).
  • D. Người Brazil; người da đen gốc Phi; người gốc Á, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn độ; người lai.

Câu 15: Đâu không phải một siêu đô thị ở Mỹ Latinh?

  • A. Mexico City
  • B. Rio de Janeiro
  • C. La Paz
  • D. Sao Paulo

Câu 16: Liên minh châu Âu được thành lập nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. Hàng hóa, dịch vụ, vũ khí và tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
  • B. Hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
  • C. Hàng hóa, dịch vụ, con người, vũ khí được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
  • D. Hàng hóa, vũ khí, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

Câu 17: Câu nào sau đây đúng về kinh tế của khu vực Mỹ Latinh?

  • A. GDP khu vực Mỹ Latinh chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới (năm 2020). Giữa các quốc gia trong khu vực, GDP có sự chênh lệch rất lớn.
  • B. Cho vay nước ngoài tác động đến kinh tế – xã hội như kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, khả năng tích lũy của nền kinh tế thấp, khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, dẫn đến tình trạng khủng hoảng toàn diện về kinh tế – xã hội.
  • C. Tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ Latinh ổn định. Tình hình chính trị bất ổn ở các quốc gia cộng thêm cho vay nước ngoài cao ở một số quốc gia, dịch bệnh,... làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế thiếu ổn định.
  • D. Nền kinh tế khu vực còn phụ thuộc nhiều vào tư bản trong nước, các quốc gia trong khu vực có tỉ lệ cho vay nước ngoài cao so với GDP.

Câu 18: Khu vực nào sau đây ở Mỹ Latinh thường xảy ra động đất?

  • A. Vùng núi An-đét và quần đảo Ăng-ti.
  • B. Vùng núi An-đét và đồng bằng La-nốt.
  • C. Vùng biển Ca-ri-bê và quần đảo Ăng-ti.
  • D. Đồng bằng Pam-pa và quần đảo Ăng-ti.

Câu 19: Ba trụ cột của EU theo Hiệp ước Maastricht bao gồm:

  • A. Hợp tác trong chính sách đối ngoại, Phối hợp hành động để gìn giữ hòa bình; Chính sách an ninh EU.
  • B. Liên minh thuế quan, Thị trường nội địa, Liên minh kinh tế và tiền tệ.
  • C. Cộng đồng châu Âu, Chính sách đối ngoại và an ninh, Hợp tác về tư pháp và nội vụ.
  • D. Cộng đồng châu Âu, Uỷ ban an ninh quốc tế, Chính sách văn hoá – xã hội.

Câu 20: Câu nào sau đây không đúng về tài nguyên rừng và sinh vật ở khu vực Mỹ Latinh?

  • A. Có nhiều kiểu rừng khác nhau ở khu vực này như rừng nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới, rừng thưa và xavan,...
  • B. Diện tích rừng trong khu vực đang gia tăng nhanh chóng nhờ các chính sách trồng rừng và bảo vệ rừng cộng thêm sự tương thích với khí hậu của cây rừng.
  • C. Rừng ở khu vực Mỹ Latinh có tiềm năng rất lớn về kinh tế (cung cấp lâm sản, khai thác du lịch,...) và bảo vệ môi trường.
  • D. Mỹ Latinh có hệ động vật phong phú với nhiều loại đặc hữu như vẹt Nam Mỹ, lạc đà không bướu, trăn Nam Mỹ,..

Câu 21: Kênh đào Pa-na-ma nối hai đại dương nào sau đây với nhau?

  • A. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
  • B. Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương.
  • C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
  • D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 22: Các quốc gia nào sau đây thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu?

  • A. Anh, Đức, Thụy Điển, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.
  • B. Pháp, Ba Lan, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch.
  • C. Tây Ban Nha, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Áo, Lúc- xăm-bua.
  • D. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

Câu 23: Vào năm 2016, nước nào sau đây tuyên bố rời khỏi Liên minh châu Âu?

  • A. Anh.
  • B. Bỉ.
  • C. Pháp.
  • D. Đức.

Câu 24: Trở ngại lớn nhất đối với việc phát triển của Liên minh châu Âu là sự khác biệt về:

  • A. chính trị, xã hội.
  • B. trình độ phát triển.
  • C. trình độ văn hóa.
  • D. ngôn ngữ, tôn giáo.

Câu 25: Mỹ Latinh có tài nguyên rừng với diện tích khoảng:

  • A. 0.34 triệu km2
  • B. 3.46 triệu km2
  • C. 9.32 triệu km2
  • D. 30 triệu km2

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.