ÔN TẬP CHƯƠNG 4. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Câu 1: Đông Nam Á là nơi giao thoa của những nền văn hóa lớn trên thế giới nào sau đây?
- A. Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mĩ.
- B. Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ.
- C. Nam Á, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu - Hàn.
-
D. Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ.
Câu 2: Màu vàng trong biểu tượng ASEAN biểu trưng cho điều gì?
- A. Sự thuần khiết.
-
B. Sự thịnh vượng.
- C. Dũng khí và sự năng động.
- D. Hoà bình và ổn định.
Câu 3: Cơ quan nào có nhiệm vụ thực hiện những thoả thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN?
- A. Uỷ ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN.
- B. Ban thư kí ASEAN quốc gia; Cơ quan Nhân quyền ASEAN; Quỹ ASEAN.
-
C. Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN.
- D. Tổng Thư kí ASEAN và Ban thư kí ASEAN.
Câu 4: Ngành nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á phát triển không góp phần vào việc:
- A. Giải quyết việc làm và sinh kế cho người dân; đảm bảo sự cân bằng sinh thái và môi trường trong khu vực.
-
B. Đưa nông nghiệp lên vị trí thống trị cơ cấu kinh tế quốc gia; phát triển nông nghiệp theo Công nghệ 4.0.
- C. Khai thác các lợi thế sẵn có của khu vực; đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm.
- D. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; tạo nguồn thu ngoại tệ.
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về khí hậu Đông Nam Á?
- A. Khu vực Đông Nam Á hải đảo có đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo.
-
B. Phần lớn Đông Nam Á lục địa, ngoại trừ Myanmar, có khí hậu nhiệt đới với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
- C. Khí hậu Đông Nam Á phân hoá đa dạng với nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.
- D. Khí hậu phân hóa ở khu vực địa hình núi cao như sự phân hoá khí hậu ở vùng núi cao phía bắc Việt Nam, Lào, Myanmar.
Câu 6: Câu nào sau đây là đúng về tài nguyên biển ở khu vực Đông Nam Á?
- A. Đông Nam Á có vùng biển rộng lớn, thông ra Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
- B. Trong quá trình phát triển các ngành kinh tế này cần chú ý khai thác nhiều và triệt để, tránh lãng phí nguồn tài nguyên biển.
-
C. Các biển nằm trong khu vực nội chí tuyến, đường bờ biển nhiều vũng, vịnh, đầm phá, tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú,...
- D. Việc thắt chặt các chính sách trên biển của ASEAN là điều kiện thuận lợi để Đông Nam Á phát triển các ngành kinh tế biển như nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển,...
Câu 7: Cán cân xuất - nhập khẩu của khối ASEAN đạt giá trị dương (xuất siêu) là thành tựu về mặt:
-
A. kinh tế.
- B. văn hóa.
- C. chính trị.
- D. xã hội.
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về thành tựu mà ASEAN đã đạt được?
- A. Về xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Một số nước có HDI ở mức rất cao, như Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan,... Các vấn đề giáo dục, y tế cũng không ngừng được cải thiện.
- B. Về khai thác tài nguyên và môi trường, các nước thành viên đang chung tay giải quyết các vấn đề về quản lí tài nguyên nước, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu,...
-
C. Về giữ vững chủ quyền và an ninh khu vực, các nước thành viên đã tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực. Các nước cũng đã đạt được Thỏa thuận Chia lại thị trường của các Bên ở Biển Đông (AMRPES).
- D. Năm 2021, số năm đi học trung bình của người dân từ 25 tuổi trở lên là 8,3 năm. Vấn đề việc làm cho người lao động từng bước được giải quyết.
Câu 9: Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang các quốc gia nào sau đây trong cộng đồng ASEAN?
- A. Cam-pu-chia, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a.
-
B. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a.
- C. Bru-nây, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a.
- D. In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia và Ma-lai-xi-a.
Câu 10: Khi mới thành lập, các quốc gia hợp tác chủ yếu trong lĩnh vực nào sau đây?
-
A. Kinh tế.
- B. Chính trị.
- C. Thể thao.
- D. Quân sự.
Câu 11: Đâu không phải mục tiêu chính của ASEAN?
-
A. Thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực thông qua việc kí kết các hiệp ước với các tổ chức quân sự trên thế giới; đầu tư, nghiên cứu, chế tạo vũ khí, công nghệ phòng chống vũ khí hạt nhân.
- B. Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.
- C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá của các nước thành viên; thu hẹp khoảng cách phát triển.
- D. Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hoá, xã thoá, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,...).
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về cơ quan “Cấp cao ASEAN”?
- A. Cơ quan này xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên.
- B. Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức hai lần một năm.
- C. Hội nghị Cấp cao ASEAN do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì tổ chức và có thể được triệu tập khi cần thiết.
-
D. Là cơ quan đại diện cho thủ tướng của các nước thành viên, có quyền lực cao nhất trong Hiệp hội.
Câu 13: Cơ chế hợp tác phát triển văn hoá trong khối ASEAN không thông qua:
- A. Các hội nghị như Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC).
- B. Các dự án hợp tác như Dự án hợp tác văn hoá đa dân tộc ASEAN.
-
C. Các chương trình nâng cao chất lượng giáo dục ở những vùng kém phát triển, đẩy lùi hủ tục.
- D. Các diễn đàn như Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN.
Câu 14: 5 quốc gia thành viên ban đầu của ASEAN là:
- A. Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei (thuộc Anh).
-
B. Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan.
- C. Lào, Myanmar, Campuchia, Việt Nam Cộng hoà, Đông Timor.
- D. Việt Nam Cộng hoà, Indonesia, Malaysia, Thái Lan.
Câu 15: Câu nào sau đây đúng về vai trò của Việt Nam trong ASEAN?
-
A. Cùng các nước ASEAN mở rộng quan hệ hợp tác nội khối, khu vực và quốc tế.
- B. Đăng cai tổ chức thành công nhiều hội nghị, tiêu biểu là Hội nghị Cấp cao ASEAN (năm 1997, 2009, 2019), Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (năm 2021).
- C. Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN (năm 2011 và 2021).
- D. Thúc đẩy sự kết nạp các nước Philippines, Đông Timor và Campuchia vào ASEAN.
Câu 16: Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
-
A. Phía bắc Mi-an-ma.
- B. Phía bắc Phi-lip-pin.
- C. Phía nam Việt Nam.
- D. Phía bắc của Lào.
Câu 17: Đâu là một đồng bằng châu thổ có diện tích lớn ở khu vực Đông Nam Á?
- A. Đồng bằng duyên hải Atlantic.
-
B. Đồng bằng sông Mê Nam.
- C. Đồng bằng Hoa Bắc.
- D. Đồng bằng Limagne.
Câu 18: Khu vực Đông Nam Á có hai nhóm đất chính là:
- A. Đất feralit phân bố ở khu vực Đông Nam Á hải đảo và đất phù sa ở phần lục địa.
- B. Đất feralit phân bố ở khu vực Đông Nam Á lục địa còn đất phù sa ở phần hải đảo.
-
C. Đất feralit phân bố ở khu vực đồi núi và đất phù sa phân bố ở khu vực đồng bằng.
- D. Đất feralit phân bố ở khu vực đồng bằng và đất phù sa phân bố ở khu vực đồi núi.
Câu 19: Câu nào sau đây không đúng về tài nguyên khoáng sản ở khu vực Đông Nam Á?
- A. Một số khoáng sản tiêu biểu như thiếc, đồng, sắt, than, dầu mỏ, khí tự nhiên,...
-
B. Trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn, có giá trị kinh tế cao, phân bố chủ yếu ở các khu vực có địa hình đồi núi.
- C. Khoáng sản là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành kinh tế và là nguồn hàng xuất khẩu của một số quốc gia.
- D. Đông Nam Á có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
Câu 20: Câu nào sau đây không đúng về xã hội của khu vực Đông Nam Á?
-
A. Tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học so với một số khu vực khác trên thế giới đã được cải thiện. Năm 2021, số năm đi học của người dân từ 25 tuổi trở lên trong khu vực là 18.1 năm, cao nhất là Singapore (31.9 năm).
- B. Chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực ngày càng được cải thiện. Một số quốc gia có HDI và GNI/người cao như Singapore, Brunei, Malaysia,...
- C. Các nước trong khu vực có nhiều nét tương đồng về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá,... Điều này tạo thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.
- D. Đông Nam Á có lịch sử phát triển lâu đời, là nơi giao thoa của các nền văn hóa trên thế giới. Sự đa dạng về văn hóa thuận lợi để phát triển du lịch, song cũng đặt ra vấn đề về bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống.
Câu 21: Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN không bao gồm:
- A. Hội đồng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN.
- B. Hội đồng Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN.
- C. Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN.
-
D. Hội đồng Công nghệ cao ASEAN.
Câu 22: Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
- A. Nền kinh tế phát triển mạnh và giàu có nguồn tài nguyên.
- B. Tập trung rất nhiều loại khoáng sản và khí hậu thuận lợi.
- C. Là nơi đông dân nhất thế giới, nhiều thành phần dân tộc.
-
D. Nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa.
Câu 23: Đối với ASEAN, việc xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc lĩnh vực nào sau đây?
- A. Hạn chế hợp tác.
- B. Mục tiêu hợp tác.
-
C. Cơ chế hợp tác.
- D. Thành tựu hợp tác.
Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á?
- A. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
- B. Có dân số đông, mật độ dân số cao và phân bố không đều.
-
C. Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng tăng nhanh.
- D. Dân số trẻ và số người trong tuổi lao động chiếm trên 50%.
Câu 25: Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang các quốc gia nào sau đây trong cộng đồng ASEAN?
- A. Cam-pu-chia, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a.
- B. Bru-nây, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a.
-
C. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a.
- D. In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia và Ma-lai-xi-a.