Trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Ôn tập chủ đề 3: Các phương pháp gia công cơ khí (P1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Ôn tập chỉ đề 3: Các phương pháp gia công cơ khí - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3 (PHẦN 1)

Câu 1. Hãy cho biết vị trí số 3 có tên gọi là gì?

 

  •  A. Phôi
  •  B. Dao
  •  C. Phoi
  •  D. Mặt phẳng trượt

Câu 2. Phương pháp gia công không phôi nào dưới đây thường được sử dụng để sản xuất các chi tiết có hình dạng phức tạp và chi tiết nhỏ?

  •    A. Sản xuất khuôn mẫu
  •    B. Tiện CNC (Computer Numerical Control)
  •    C. Ép nhựa
  •    D. Gia công bằng laser

Câu 3. Bản chất của công nghệ đúc là

  •    A. Bóc đi lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác theo yêu cầu.
  •    B. Sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
  •    C. Tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối
  •    D. Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn, sau khi nguội và kết tinh sẽ tạo thành vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

Câu 4. Phương pháp gia công không phôi nào sau đây thường được sử dụng để tạo ra các chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác thông qua việc đánh bóng và mài mòn?

  •    A. Ép nhựa
  •    B. Tiện CNC (Computer Numerical Control)
  •    C. Gia công bằng laser
  •    D. Mài bằng tay

Câu 5. Phương pháp gia công không phôi là gì?

  •    A. Phương pháp gia công bằng cắt, mài, bào, khoan...
  •    B. Phương pháp gia công bằng sử dụng sóng siêu âm
  •    C. Phương pháp gia công bằng sử dụng khuôn mẫu
  •    D. Phương pháp gia công bằng sử dụng nhiệt độ và áp suất cao

Câu 6. Vật đúc phải qua gia công cắt gọt được gọi là gì?

  •  A. Phôi đúc.
  •  B. Vật liệu đúc.
  •  C. Chi tiết đúc.
  •  D. Phoi đúc.

Câu 7. Chuyển động chính khi khoan là gì?

  •    A. Chuyển động tịnh tiến
  •    B. Chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến
  •    C. Chuyển động quay
  •    D. Chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh tiến

Câu 8. Phương pháp gia công không phôi nào sau đây thường được sử dụng để tạo ra các chi tiết có bề mặt chính xác và chất lượng cao?

  •    A. Tiện CNC (Computer Numerical Control)
  •    B. Ép nhựa
  •    C. Gia công bằng laser
  •    D. Sản xuất khuôn mẫu

Câu 9. Vì sao cần lựa chọn thiết bị , đồ gá, dụng cụ gia công, định mức thời gian, bậc thợ?

  •    A. Để gia công chi tiết với năng suất cao
  •    B. Cả 3 đáp án đều đúng
  •    C. Để tính toán chi phí gia công thấp nhất
  •    D. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của bản vẽ

Câu 10. Nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc là chi tiết

  •    A. dễ bị cong, vênh, nứt.
  •    B. có thể bị rỗ khí, rỗ xỉ, nứt.
  •    C. Không chế tạo được các sản phẩm có hình dạng, kích thước phức tạp, kích thước lớn
  •    D. có độ bền kém

Câu 11. Hãy cho biết vị trí số 1 có tên gọi là gì?

 

  •  A. Phoi
  •  B. Dao
  •  C. Phôi
  •  D. Mặt phẳng trượt

Câu 12. Phương pháp rèn là gì?

  •    A. Đáp án khác.
  •    B. Phương pháp gia công ghép nối các phần tử (thường là kim loại) lại thành một khối thống nhất, bằng cách sử dụng nguồn nhiệt để nung nóng vùng cần nối đến trạng thái nóng chảy, sau khi vật liệu  tại vị trí hàn kết tinh tạo thành mối hàn các phần tử với nhau.
  •    C. Phương pháp gia công áp lực kim loại bằng theo cách sử dụng ngoại lực tác dụng lên phôi d dã được nung nóng để làm biến dạng phôi về hình dáng và kết cấu mong muốn.
  •    D. Phương pháp gia công bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.

Câu 13. Đây là kiểu tạo mối hàn nào?

 

  •  A. Liên kết chồng
  •  B. Liên kết gấp mép
  •  C. Liên kết giáp mối
  •  D. Liên kết góc

Câu 14. Phương pháp đúc nào được sử dụng phổ biến nhất?

  •  A. Đúc áp lực
  •  B. Đúc ly tâm
  •  C. Đúc trong khuôn cát
  •  D. Đúc trong khuôn mẫu chảy

Câu 15. Nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực

  •    A. có thể bị rỗ khí, rỗ xỉ, nứt.
  •    B. Không chế tạo được các sản phẩm có hình dạng, kích thước phức tạp, kích thước lớn
  •    C. dễ bị cong, vênh, nứt.
  •    D. có độ bền kém

Câu 16. Trước khi chọn phôi cần làm gì?

  •    A. Tìm hiểu chi tiết cần gia công xác định dạng sản xuất
  •    B. Chọn phương pháp chế tạo phôi
  •    C. Tính toán lượng dự gia công
  •    D. Xác định trình tự các bước gia công chi tiết

Câu 17. Phương pháp hàn thường sử dụng để

  •    A. gia công các sản phẩm có yêu cầu về độ cơ tính cao, để chế tạo phôi cho gia công cắt gọt
  •    B. gia công các sản phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp, để chế tạo phôi cho quá trình gia công cắt gọt,...
  •    C. gia công sản phẩm có kết cấu dạng hộp, dạng khung hoặc sản phẩm có yêu cầu độ kín
  •    D. Cả A, B đều đúng

Câu 18. Hãy cho biết vị trí số 2 có tên gọi là gì?

  • A. Phoi
  • B. Phôi
  • C. Mặt phẳng trượt
  • D. Dao

Câu 19. Khi cắt sản phẩm có vật liệu là phi kim loại nên chọn phương pháp nào trong các phương pháp sau đây

  •  A. Gia công bằng siêu âm
  •  B. Gia công bằng tia laser
  •  C. Gia công bằng tia nước
  •  D. Gia công bằng tia lửa điện

Câu 20. Đâu không phải là nhược điểm của phương pháp đúc

  •    A. Vật đúc bị nứt
  •    B. Chỉ đúc được một số kim loại nhất định
  •    C. Không điền đầy lòng khuôn
  •    D. Bị rỗ khí

Câu 21. Lựa chọn phôi cần quan tâm tới tiêu chí nào?

  •    A. Phù hợp kích thước của sản phẩm theo điều kiện sản xuất đã cho
  •    B. Phù hợp với chất liệu làm sản phẩm theo điều kiện sản xuất đã cho
  •    C. Cả 3 đáp án đều đúng
  •    D. Phù hợp với hình dạng của sản phẩm theo điều kiện sản xuất đã cho

Câu 22. Quá trình gia công không phôi thường áp dụng cho loại vật liệu nào?

  •  A. Kim loại
  •  B. Nhựa
  •  C. Gỗ
  •  D. Gốm sứ

Câu 23. Phương pháp đúc không có ưu điểm nào dưới đây?

  •  A. Đúc vật có khối lượng lớn
  •  B. Tiết kiệm kim loại
  •  C. Đúc vật có khối lượng nhỏ
  •  D. Đúc được tất cả kim loại và hợp kim

Câu 24. Ý kiến nào sau đây không phải là nhược điểm của phương pháp đúc?

  •    A. Chỉ đúc được một số kim loại nhất định
  •    B. Bị rỗ khí
  •    C. Vật đúc bị nứt
  •    D. Không điền đầy lòng khuôn

Câu 25. Vật đúc không qua gia công cắt gọt được gọi là gì?

  •  A. Vật liệu đúc.
  •  B. Phoi đúc.
  •  C. Phôi đúc.
  •  D. Chi tiết đúc.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.