ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1
Câu 1. Bước nào trong quy trình chế tạo quyết định tới việc tạo hình, độ chính xác của chi tiết chế tạo?
- A. Đọc bản vẽ chi tiết
- B. Thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm
-
C. Chế tạo phôi
- D. Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm
Câu 2. Giai đoạn thiết kế trong quá trình chế tạo cơ khí bao gồm gì?
-
A. Xác định yêu cầu, lựa chọn vật liệu, vẽ bản vẽ kỹ thuật
- B. Sửa chữa máy móc, bảo trì hệ thống, nâng cấp công nghệ
- C. Đo lường, kiểm tra, và kiểm soát quá trình sản xuất
- D. Sản xuất linh kiện, kiểm tra chất lượng, lắp ráp sản phẩm
Câu 3. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cơ khí, quá trình kiểm tra được tiến hành ở giai đoạn nào?
- A. Lắp ráp
- B. Gia công
-
C. Tất cả các giai đoạn
- D. Thiết kế
Câu 4. Ý kiến nào sau đây là đúng?
- A. Trong các phương án sau, phương pháp lắp ráp sản phẩm là phương pháp lắp sửa
-
B. Cả 3 đáp án đều đúng
- C. Trong các phương án sau, phương pháp lắp ráp sản phẩm là phương pháp lắp chọn
- D. Trong các phương án sau, phương pháp lắp ráp sản phẩm là phương pháp lắp lẫn hoàn toàn
Câu 5. Gia công tạo hình sản phẩm là?
- A. Là quá trình sử dụng các biện pháp kĩ thuật khác nhau để thay đổi cơ tính và chất lượng bề mặt của chi tiết nhằm đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết và sản phẩm cơ khí.
-
B. Là quá trình sử dụng các phương pháp gia công vật liệu tác động vào phôi để tạo thành các chi tiết, sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật về hình dáng, kích thước, độ nhẵn bóng bề mặt, ...
- C. Là công đoạn nhằm bao bọc, cố định vị trí của sản phẩm trong các vật chứa phục vụ cho công tác bảo quản, vận chuyển an toàn, tiện lợi.
- D. Là quá trình liên kết các chi tiết máy sau khi được gia công xong để tạo thành sản phẩm hoàn thiện.
Câu 6. Khi đóng gói sản phẩm cần lưu ý
-
A. Cả 3 đáp án đều đúng
- B. Chèn lót xung quanh sản phẩm bằng các vật liệu mút xốp, ... để tránh bị dịch chuyển và va đập
- C. Hàng hóa cần được cho vào bao bì gỗ, carton, ... có độ lớn tương ứng, bền, dẻo dai để chịu được các va chạm
- D. Trên bao bì cần ghi rõ những yêu cầu khi bốc xếp, vận chuyển và bảo quản
Câu 7. Nhận định nào dưới đây đúng với ưu điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn?
- A. Chế tạo phôi bằng phương pháp hàn mối hàn hở
- B. Chế tạo phôi bằng phương pháp hàn mối hàn kém bền
-
C. Chế tạo phôi bằng phương pháp hàn tiết kiệm kim loại
- D. Chế tạo phôi bằng phương pháp hàn dễ cong vênh
Câu 8. Trong quy trình chế tạo cơ khí, bước nào quyết định đến việc tạo hình, độ chính xác của chi tiết chế tạo?
- A. Chế tạo phôi
-
B. Thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm
- C. Đọc bản vẽ chi tiết
- D. Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm
Câu 9. Quá trình sử dụng các loại nguyên vật liệu, máy móc và công nghệ để tạo ra các sản phẩm cơ khí là?
-
A. Sản xuất cơ khí
- B. Chế tạo cơ khí
- C. Gia công chi tiết
- D. Sản xuất phôi
Câu 10. Giai đoạn lắp ráp trong quá trình chế tạo cơ khí đề cập đến việc gì?
- A. Sản xuất linh kiện từ vật liệu nguyên liệu
- B. Đo lường, kiểm tra, và kiểm soát quá trình sản xuất
- C. Kiểm tra chất lượng và sửa chữa sản phẩm
-
D. Lắp ráp các thành phần thành sản phẩm hoàn chỉnh
Câu 11. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí là:
- A. Có biện pháp xử lí dầu mỡ và nước thải trước khi đưa ra môi trường
-
B. Cả 3 đáp án đều đúng
- C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân
- D. Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất
Câu 12. Nhận định nào dưới đây đúng với ưu điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực?
-
A. Chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực có cơ tính cao
- B. Chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực chế tạo được vật có kích thước từ nhỏ đến lớn
- C. Chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực chế tạo phôi từ vật có tính dẻo kém
- D. Chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực chế tạo được vật có kết cấu phức tạp
Câu 13. Bước đầu của quy trình chế tạo cơ khí là?
- A. Nghiên cứu bản vẽ
-
B. Chuẩn bị chế tạo
- C. Đóng gói sản phẩm
- D. Gia công tạo hình sản phẩm
Câu 14. Quy trình sản xuất cơ khí nào là đúng?
- A. Chế tạo phôi → Lắp ráp sản phẩm → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Gia công tạo hình sản phẩm → Đóng gói sản phẩm
- B. Gia công tạo hình sản phẩm → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Chế tạo phôi → Lắp ráp sản phẩm → Đóng gói sản phẩm
-
C. Chế tạo phôi → Gia công tạo hình sản phẩm → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Lắp ráp sản phẩm → Đóng gói sản phẩm
- D. Gia công tạo hình sản phẩm → Chế tạo phôi → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Lắp ráp sản phẩm → Đóng gói sản phẩm
Câu 15. Tháp Eiffel ở thủ đô Paris nước Pháp là một công trình được chế tạo bằng vật liệu nào sau đây?
- A. Hợp kim
-
B. Thép
- C. Đồng
- D. Sắt
Câu 16. Sau khi gia công tạo hình, chi tiết được kiểm tra nếu đạt yêu cầu sẽ chuyển sang
- A. Kiểm tra và hoàn thiện
-
B. Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt
- C. Lắp ráp
- D. Đóng gói
Câu 17. Cho các phát biểu sau. Số phát biểu đúng là?
Sản phẩm của cơ khí chế tạo có thể là các công trình, máy móc, phương tiện giao thông, đồ dùng gia đình
Quá trình sản xuất cơ khí là một quá trình đơn giản và ít công đoạn
Các sản phẩm của cơ khí chế tạo không góp phần nâng cao đời sống con người
Kĩ sư cơ khí là những người được đào tạo lắp ráp tại các cơ sở chuyên nghiệp
Tháp Eiffel là một sản phẩm của cơ khí chế tạo
- A. 4
- B. 1
-
C. 2
- D. 3
Câu 18. Quy trình chế tạo một chiếc kìm nguội
- A. Thép (rèn hoặc dập) → Phôi kìm (Nhiệt luyện) → Hai má kìm (Tán ghép) → Chiếc kìm (khoan lỗ và dũa) → Chiếc kìm hoàn chỉnh.
- B. Thép (nhiệt luyện) → Phôi kìm (khoan lỗ và dũa) → Hai má kìm (Tán ghép) → Chiếc kìm (rèn hoặc đập) → Chiếc kìm hoàn chỉnh.
-
C. Thép (rèn hoặc dập) → Phôi kìm (khoan lỗ và dũa) → Hai má kìm (Tán ghép) → Chiếc kìm (Nhiệt luyện) → Chiếc kìm hoàn chỉnh.
- D. Thép (nhiệt luyện) → Phôi kìm (rèn hoặc đập) → Hai má kìm (Tán ghép) → Chiếc kìm (khoan lỗ và dũa) → Chiếc kìm hoàn chỉnh.
Câu 19. Quá trình chế tạo cơ khí có những bước nào?
- A. Gia công tạo hình sản phẩm; Lắp ráp sản phẩm
- B. Gia công tạo hình sản phẩm; Lắp ráp sản phẩm
-
C. Chuẩn bị chế tạo; Gia công các chi tiết; Lắp ráp các chi tiết
- D. Chế tạo phôi; Gia công tạo hình sản phẩm
Câu 20. Phương pháp chế tạo phôi trong quá trình sản xuất cơ khí là?
- A. Hàn
-
B. Cả 3 đáp án đều đúng
- C. Gia công áp lực
- D. Đúc
Câu 21. Trong quy trình chế tạo cơ khí, bước lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, chọn thiết bị, dụng cụ, xác định chế độ cắt, các bước thực hiện gia công , ... là?
- A. Đọc bản vẽ chi tiết
- B. Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm
- C. Chế tạo phôi
-
D. Thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm
Câu 22. Quá trình chế tạo cơ khí bao gồm các giai đoạn nào?
- A. Thiết kế, nghiên cứu, bảo trì
- B. Thiết kế, sản xuất, kiểm tra
- C. Thiết kế, bảo dưỡng, vận hành
-
D. Thiết kế, gia công, lắp ráp
Câu 23. Giai đoạn gia công trong quá trình chế tạo cơ khí đề cập đến việc gì?
- A. Kiểm tra chất lượng và sửa chữa sản phẩm
-
B. Sản xuất linh kiện từ vật liệu nguyên liệu
- C. Đo lường, kiểm tra, và kiểm soát quá trình sản xuất
- D. Lắp ráp các thành phần thành sản phẩm hoàn chỉnh
Câu 24. Đây là loại máy gì? Công dụng của nó?
- A. Máy hàn dùng để kết dính 2 vật liệu tách biệt lại với nhau
- B. Một đáp án khác
- C. Máy phát điện dùng để phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp.
-
D. Máy tiện dùng để cắt, chà nhám, gõ, khoan, làm biến dạng, đối mặt và xoay.
Câu 25. Nhận định nào dưới đây đúng với nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc?
-
A. Chế tạo phôi bằng phương pháp đúc tạo ra các khuyết tật như: rỗ khí, rỗ xỉ, lõm co, vật đúc bị nứt...
- B. Chế tạo phôi bằng phương pháp đúc không chế tạo được các vật có tính dẻo kém.
- C. Chế tạo phôi bằng phương pháp đúc không chế tạo được vật có hình dạng, kết cấu phức tạp, quá lớn
- D. Chế tạo phôi bằng phương pháp đúc có cơ tính cao.