NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Công việc bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực là?
- A. Bảo dưỡng nhằm đề phòng, hạn chế các hư hỏng trước thời hạn hoặc bất thường của chi tiết máy
- B. Sửa chữa nhằm khắc phục hư hỏng để khôi phục khả năng làm việc bình thường của chi tiết máy
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 2: Lĩnh vực chế tạo phổ biến là
- A. Động cơ đốt trong, động cơ phản lực
- B. Các hệ thống truyền lực, thân vỏ, khung, gầm, ... của ô tô, tàu thủy, máy bay
- C. Máy bơm, hệ thống thủy lực, ...
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Công việc bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực thường được thực hiện ở đâu?
- A. Phòng thiết kế của các viện nghiên cứu, nhà máy sản xuất
- B. Các phân xưởng, nhà máy sản xuất
- C. Các dây chuyền lắp ráp của nhà máy sản xuất
-
D. Các trạm hoặc phân xưởng bảo dưỡng
Câu 4: Đâu không phải ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực?
- A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
- B. Chế tạo máy thiết bị cơ khí động lực
- C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực
-
D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị điện
Câu 5: Công việc lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực thường được thực hiện ở đâu?
- A. Phòng thiết kế của các viện nghiên cứu, nhà máy sản xuất
- B. Các phân xưởng, nhà máy sản xuất
-
C. Các dây chuyền lắp ráp của nhà máy sản xuất
- D. Các trạm hoặc phân xưởng bảo dưỡng
Câu 6: Nghề nghiệp của những người thực hiện công việc gia công, chế tạo, ... các máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực là?
- A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
-
B. Chế tạo máy thiết bị cơ khí động lực
- C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực
- D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực
Câu 7: Đâu là ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực?
- A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
- B. Chế tạo máy thiết bị cơ khí động lực
- C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 8: Yêu cầu của người làm nghề thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực là?
- A. Có kiến thức chuyên môn về cơ khí
- B. Có kiến thức chuyên môn về máy động lực
- C. Có kiến thức về phần mềm máy tính máy tính CAD, CAE, ...
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9: Nghề nghiệp đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm cũng như năng lực vận hành về máy, thiết bị cơ khí động lực là?
- A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
- B. Chế tạo máy thiết bị cơ khí động lực
-
C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực
- D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực
Câu 10: Nghề nghiệp của những người thực hiện công việc lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết để tạo thành cụm lắp ráp hoặc máy hoàn chỉnh là?
- A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
- B. Chế tạo máy thiết bị cơ khí động lực
-
C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực
- D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực
Câu 11: Yêu cầu cần có của người làm nghề chế tạo máy, thiết bị cơ khí động lực là?
- A. Có kiến thức chuyên môn về cơ khí
- B. Được đào tạo tay nghề về máy, thiết bị gia công cơ khí
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và b đều sai
Câu 12: Công việc thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực thường được thực hiện ở đâu?
-
A. Phòng thiết kế của các viện nghiên cứu, nhà máy sản xuất
- B. Các phân xưởng, nhà máy sản xuất
- C. Các dây chuyền lắp ráp của nhà máy sản xuất
- D. Các trạm hoặc phân xưởng bảo dưỡng
Câu 13: Nghề lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực thực hiện công việc gì?
-
A. Lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết để tạo thành cụm lắp ráp hoặc máy hoàn chỉnh
- B. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực
- C. Xây dựng các bản vẽ, tính toán, mô phỏng các sản phẩm máy móc, ... thuộc lĩnh vực cơ khí động lực
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 14: Nghề nghiệp của những người thực hiện công việc xây dựng các bản vẽ, tính toán, mô phỏng, ... các sản phẩm máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực là?
-
A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
- B. Chế tạo máy thiết bị cơ khí động lực
- C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực
- D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực
Câu 15: Công việc chế tạo máy, thiết bị cơ khí động lực thường được thực hiện ở đâu?
- A. Phòng thiết kế của các viện nghiên cứu, nhà máy sản xuất
-
B. Các phân xưởng, nhà máy sản xuất
- C. Các dây chuyền lắp ráp của nhà máy sản xuất
- D. Các trạm hoặc phân xưởng bảo dưỡng
Câu 16: Nghề nghiệp của những người thực hiện công việc kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa, thay thế, điều chỉnh, ... các bộ phận của máy, thiết bị cơ khí động lực là?
- A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
- B. Chế tạo máy thiết bị cơ khí động lực
- C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực
-
D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực
Câu 17: Nghề nghiệp đòi hỏi kiến thức khoa học chuyên sâu về cơ khí và máy động lực là?
-
A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
- B. Chế tạo máy thiết bị cơ khí động lực
- C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực
- D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực
Câu 18: Vì sao sử dụng được các phần mềm CAD, CAE là một lợi thế của người làm kĩ thuật?
- A. Vì đây là phần mềm hỗ trợ công việc tính toán - công việc của người làm thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
-
B. Vì đây là phần mềm hỗ trợ công việc thiết kế - công việc của người làm thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
- C. Vì đây là phần mềm hỗ trợ công việc chế tạo - công việc của người làm thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
- D. Vì đây là phần mềm hỗ trợ công việc lắp ráp - công việc của người làm thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
Câu 19: Người làm nghề nào phải có kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng vận hành cũng như khả năng phán đoán để phát hiện các lỗi, hỏng hóc của máy, thiết bị và đưa ra được các phương án khắc phục là?
- A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
- B. Chế tạo máy thiết bị cơ khí động lực
- C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực
-
D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực
Câu 20: Vì sao các máy, thiết bị cơ khí động lực cần phải bảo dưỡng định kì?
-
A. Để đề phòng, hạn chế các hư hỏng trước thời hạn hoặc các bất thường của chi tiết máy
- B. Để khắc phục những hư hỏng giúp khôi phục khả năng làm việc bình thường của chi tiết máy
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai