NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thế nào là giống gốc?
-
A. Là giống ban đầu trước khi được chọn lọc.
- B. Là giống cùng loài đó được trồng phổ biến tại địa phương
- C. Là giống biểu hiện tính trạng vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ chúng.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Nhược điểm của phương pháp chọn lọc hỗn hợp là:
- A. Chậm đạt mục tiêu chọn giống
- B. Khó thực hiện
-
C. Không tạo ra nhiều sự khác biệt so với giống gốc
- D. Cả A và B đều đúng
Câu 3: Công nghệ bảo quản lạnh:
-
A. Sản phẩm trồng trọt được bảo quản trong kho lạnh với hệ thống điều hòa điều khiển nhiệt độ lạnh thích hợp với từng loại sản phẩm.
- B. Sử dụng công nghệ lạnh đông kết hợp với thiết bị làm tinh thể nước đóng băng ở dạng hạt nhỏ, tròn, không góc cạnh.
- C. Sử dụng màng hoặc túi bằng chất dẻo để bọc sản phẩm
- D. Bảo quản trong môi trường khí quyển được điều chỉnh khác với khí quyển tự nhiên.
Câu 4: Công nghệ cao được ứng dụng trong:
- A. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt
- B. Bảo quản sản phẩm trồng trọt
- C. Chế biến sản phẩm trồng trọt
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Đâu là ứng dụng công nghệ vi sinh xử lí chất thải trồng trọt?
- A. Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm trồng trọt làm phân bón cho cây trồng
- B. Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi.
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 6: Đâu là ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường trồng trọt?
- A. Ứng dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo và bảo vệ đất trồng
- B. Ứng dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo và bảo vệ môi trường nước
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 7: Máy động lực công suất nhỏ có công suất động cơ:
- A. Trên 35 HP
- B. Trên 12 HP
-
C. Dưới 12 HP
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8: Máy động lực công suất trung bình có công suất động cơ:
- A. Trên 35 HP
-
B. Trên 12 HP
- C. Dưới 12 HP
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9: Nhóm sâu hại biến thái không hoàn toàn phát triển qua giai đoạn nào sau đây?
- A. Trứng
- B. Sâu non
- C. Trưởng thành
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Theo công suất, người ta chia máy động lực làm mấy loại?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 11: Hệ thống thủy canh tĩnh áp dụng với đối tượng cây trồng nào?
- A. Các loại rau ăn quả, hoa, cây cảnh trồng chậu.
- B. Các loại cây có hình thái thân, lá nhỏ như rau ăn lá
- C. Các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn như rau ăn lá, dâu tây, hoa thời vụ
-
D. Một số loại rau ăn lá ngắn ngày, cây cành nhỏ trồng trong nhà
Câu 12: Loại máy nào sau đây là ứng dụng cơ giới hóa trong gieo trồng?
- A. Máy cày
-
B. Máy gieo hạt cầm tay
- C. Máy xới, vun
- D. Máy thu hoạch khoai tây
Câu 13: Sâu hại có loại nào sau đây?
- A. Biến thái hoàn toàn
- B. Biến thái không hoàn toàn
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 14: Loại máy nào sau đây là ứng dụng cơ giới hóa trong làm đất?
-
A. Máy cày
- B. Máy gieo hạt cầm tay
- C. Máy xới, vun
- D. Máy thu hoạch khoai tây
Câu 15: Sự phát sinh, phát triển của bệnh do sinh vật chỉ có thể xảy ra khi có mấy điều kiện cơ bản?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 16: Bệnh do tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu do:
- A. Nấm Pyricularia oryzae gây ra
- B. Virus xoăn vàng lá TYLCV gây ra
- C. Vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra
-
D. Tuyến trùng gây ra
Câu 17: Các loại cây có nguồn gốc ở nơi có khí hậu á nhiệt đới là nhóm cây
- A. Ôn đới.
- B. Nhiệt đới.
-
C. Á nhiệt đới.
- D. Hàn đới.
Câu 18: Bón theo hàng tức là:
- A. Rải đều phân bón trên mặt luống
-
B. Rạch hàng trên mặt luống và rải phân vào rạch
- C. Bổ hốc trên mặt luống theo đúng khoảng cách trồng
- D. Đào hố
Câu 19: Dựa vào đặc tính sinh vật học, có cách phân loại cây trồng nào?
-
A. Phân loại theo chu kì sống
- B. Phân loại theo khả năng hóa gỗ của thân
- C. Phân loại theo số lượng lá mầm
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 20: Bón vãi tức là:
-
A. Rải đều phân bón trên mặt luống
- B. Rạch hàng trên mặt luống và rải phân vào rạch
- C. Bổ hốc trên mặt luống theo đúng khoảng cách trồng
- D. Đào hố
Câu 21: Ô nhiễm môi trường trong trồng trọt là sự ô nhiễm:
- A. Đất
- B. Nước
- C. Không khí
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 22: Nhóm cây trồng nào sau đây phân loại theo số lượng lá mầm?
- A. Nhóm cây ôn đới
- B. Nhóm cây hàng năm
- C. Nhóm cây thân thảo
-
D. Nhóm cây một lá mầm
Câu 23: Nhóm cây hàng năm có chu kì sống như thế nào?
-
A. Chu kì sống diễn ra trong 1 năm
- B. Chu kì sống kéo dài nhiều năm
- C. Chu kì sống diễn ra trong 2 năm
- D. Chu kì sống diễn ra trong 5 - 10 năm
Câu 24: Đâu là chế phẩm nấm trừ bệnh?
- A. Chế phẩm Bt
- B. Chế phẩm NPV
- C. Chế phẩm nấm xanh Metarhizium
-
D. Chế phẩm nấm Trichoderma
Câu 25: Loại cây nào sau đây thuộc nhóm cây một lá mầm?
-
A. Hành
- B. Cam
- C. Xoài
- D. Lạc
Câu 26: Đâu là chế phẩm nấm trừ sâu?
- A. Chế phẩm Bt
- B. Chế phẩm NPV
-
C. Chế phẩm nấm xanh Metarhizium
- D. Chế phẩm nấm Trichoderma
Câu 27: Vấn đề ô nhiễm môi trường trong trồng trọt ảnh hưởng đến:
- A. Sức khỏe con người
- B. Xuất khẩu nông sản
- C. Thu nhập của người sản xuất
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 28: Bệnh hại cây trồng do nhóm gây bệnh nào sau đây gây ra?
- A. Do sinh vật
- B. Do điều kiện ngoại cảnh
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 29: Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?
- A. Gây ra bệnh về hô hấp
- B. Gây ra bệnh về tiêu hóa
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 30: Có mấy nhóm nguyên nhân gây bệnh?
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 31: Sử dụng phân bón hóa học như thế nào gây ô nhiễm môi trường?
- A. Không đúng cách
- B. Quá liều lượng quy định
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 32: Bệnh đạo ôn hại lúa do:
-
A. Nấm Pyricularia oryzae gây ra
- B. Virus xoăn vàng lá TYLCV gây ra
- C. Vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra
- D. Tuyến trùng gây ra
Câu 33: Công việc của kĩ sư môi trường là gì?
- A. Nghiên cứu công nghệ, kĩ thuật xử lí môi trường
- B. Thiết kế các quy trình, máy móc xử lí ô nhiễm
- C. Đánh giá và xử lí ô nhiễm tại khu vực bị ô nhiễm
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 34: Sự phát sinh, phát triển của bệnh do sinh vật chỉ có thể xảy ra khi có điều kiện cơ bản nào sau đây?
- A. Có vi sinh vật gây bệnh đạt số lượng nhất định
- B. Có cây kí chủ đang ở giai đoạn mẫm cảm bệnh
- C. Có điều kiện ngoại cảnh phù hợp cho sinh vật gây bệnh phát triển
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 35: Tác dụng của chế phẩm vi sinh là:
- A. Cải tạo đất
- B. Nâng cao độ phì nhiêu của đất
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Đáp án khác
Câu 36: Phòng trừ sâu, bệnh có ý nghĩa đối với:
- A. Trồng trọt
- B. Sức khỏe con người
- C. Môi trường sinh thái
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 37: Người ta xử lí nước với chế phẩm vi sinh bằng cách nào?
- A. Rắc xuống nước
- B. Đổ chế phẩm trực tiếp xuống nước
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Đáp án khác
Câu 38: Đâu là dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại?
- A. Lá, quả bị đốm đen, nâu
- B. Cành gãy, lá vàng úa, thủng, sần sùi
- C. Quả bị chảy nhựa
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 39: Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng áp dụng với đối tượng cây trồng nào?
- A. Các loại rau ăn quả, hoa, cây cảnh trồng chậu.
-
B. Các loại cây có hình thái thân, lá nhỏ như rau ăn lá
- C. Các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn như rau ăn lá, dâu tây, hoa thời vụ
- D. Một số loại rau ăn lá ngắn ngày, cây cành nhỏ trồng trong nhà
Câu 40: Cây trồng sinh trưởng, phát triển kém do sâu, bệnh phá hại dẫn đến:
- A. Giảm năng suất
- B. Giảm chất lượng
- C. Giảm tính thẩm mĩ
-
D. Cả 3 đáp án trên