Trắc nghiệm công dân 11 bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 11 bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở nước ta là một điều tất yếu khách quan, vì:

  • A. nước ta có dân số đông, lao động nông nghiệp là chủ yếu.
  • B. nước ta có rất nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau.
  • C. nhu cầu giải quyết việc làm của nước ta rất lớn
  • D. lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.

Câu 2: Thành phần kinh tế nào sau đây dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất?

  • A. kinh tế tập thể
  • B. Kinh tế tư nhân.
  • C. Kinh tế tư bản nhà nước
  • D. Kinh tế nhà nước.

Câu 3: Nước ta hiện nay có bao nhiêu thành phần kinh tế?

  • A.4                  
  • B. 5                                         
  • C. 6                                         
  • D. 7

Câu 4: Kinh tế tập thể dựa trên hình thức sở hữu nào dưới đây?

  • A. Nhà nước
  • B. Tư nhân
  • C. Tập thể
  • D. Hỗn hợp.

Câu 5: Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên

  • A. hình thức sở hữu hỗn hợp về tư liệu sản xuất
  • B. hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất
  • C. hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
  • D. hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.

Câu 6: Vì sao ở nước ta sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan?

  • A. Vì trong thời kì quá độ ở nước ta tồn tại đan xen một số thành phần kinh tế của xã hội trước, đồng thời trong quá trình xây dựng xã hội mới xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới.
  • B. Thời kì quá độ ở nước ta lực lượng sản xuất thấp kém với nhiều trình độ khác nhau nên có nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau.
  • C. Cả a, b đúng                                                                   
  • D. Cả a, b sai

Câu 7: Ở nước ta, nhà nước cần phải quản lí nền kinh tế là để

  • A. phát triển lực lượng sản xuất.
  • B. cải tạo quan hệ sản xuất.
  • C. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • D. phát huy mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế của kinh tế thị trường

Câu 8: Thành phần kinh tế nào sau đây ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân?

  • A. Kinh tế tập thể. 
  • B. Kinh tế tư nhân
  • C. Kinh tế tư bản nhà nước
  • D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 9: Vì sao trong nền kinh tế thị trường ở nước ta sự quản lí của nhà nước là cần thiết và khách quan?

  • A. Nhà nước là đại diện cho sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất
  • B. Nhà nước phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế của nền kinh tế thị trường
  • C. Nhà nước đại diệ cho xã hội thực hiện việc điều tiết, quản lí nền kinh tế
  • D. Cả a, b, c đúng

Câu 10: Thành phần kinh tế là

  • A. kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
  • B. kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
  • C. kiểu quan hệ kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu lao động
  • D. kiểu quan hệ kinh tế dựa trên sự sở hữu khác nhau về công cụ lao động

Câu 11: Yếu tố nào sau đây là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế?

  • A. Sở hữu tư liệu sản xuất. 
  • B. Vốn.
  • C. Khoa học công nghệ. 
  • D. Tổ chức quản lí.

Câu 12: Thành phần kinh tế nào sau đây có vai trò thu hút vốn đâu tư, khoa học công nghệ hiện đại, quản lí tiên tiến, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

  • A. Kinh tế tập thể. 
  • B. Kinh tế tư nhân
  • C. Kinh tế tư bản nhà nước 
  • D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 13: Sau khi tốt nghiệp THPT bạn B ở nhà mở trang trại chăn nuôi bò. Vậy bạn B đã tham gia vào thành phần kinh tế nào dưới đây?

  • A. Kinh tế tư nhân. 
  • B. Kinh tế gia đình,
  • C. Kinh tế tư bản nhà nước
  • D. Kinh tế tập thể

Câu 14: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của thành phần kinh tế tư nhân?

  • A. Đóng góp về vốn cho nền kinh tế.
  • B. Định hướng phát triển cho các thành phần kinh tế khác.
  • C. Tạo ra tiềm năng công nghệ cho nền kinh tế.
  • D. Là một trong những động lực của nền kinh tế.

Câu 15: Để xác định thành phần kinh tế thì cần căn cứ vào

  • A. nội dung của từng thành phần kinh tế.
  • B. hình thức sở hữu.
  • C. vai trò của các thành phần kinh tế.
  • D. biểu hiện của từng thành phần kinh tế.

Câu 16: Các thành phần kinh tế cũ và mới ở nước ta tồn tại như thế nào?

  • A. Độc lập với nhau
  • B. Khách quan và có mối quan hệ với nhau.
  • C. Gắn kết chặt chẽ với nhau.
  • D. Đan xen với nhau

Câu 17: Thành phần kinh tế nhà nước khác với thành phần kinh tế tư bản nhà nước về 

  • A. quan hệ quản lí
  • B. hình thức sở hữu tư liệu sản xuất.
  • C. quan hệ phân phối
  • D. quan hệ sản xuất.

Câu 18: Phát triển kinh tế nhiều thành phần được ghi nhận trong

  • A. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (1986).
  • B. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (1976).
  • C. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (1996).
  • D. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (1982).

Câu 19: Hiện nay ở nước ta, các công ty tư nhân được sự cho phép của Nhà nước thành lập thuê mướn lao động và được hưởng lợi nhuận dựa trên cơ cở nào sau đây?

  • A. Luật Tài nguyên và Môi trường. 
  • B. Luật Doanh nghiệp.
  • C. Luật Tài chính. 
  • D. Chính sách Tài chính.

Câu 20: Bạn L đang theo học Kế toán của trường Đại học. L cho rằng sau khi tốt nghiệp Đại học, mình quyết tâm phải xin bằng được vào làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước. Nếu là bạn của L em sẽ giúp bạn lựa chọn nào dưới đây? 

  • A. Nên vào và làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước vì được biên chế và có lương ổn định
  • B. Không nhất thiết phải vào làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước, làm việc trong thành phần kinh tế nào cũng được.
  • C. Không quan tâm đến vấn đề này.
  • D. Tư vấn giúp L bởi làm việc trong thành phần kinh tế nào cũng được miễn là phù hợp với điều kiện, khả năng và có thu nhập ổn định.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM GDCD 11

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.