Trắc nghiệm GDCD 11 học kì I (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 11 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Sản xuất của cải vật chất là quá trình

  • A. Tạo ra của cải vật chất.
  • B. Sản xuất xã hội.
  • C. Con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với như cầu của mình.
  • D. Tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất.

Câu 2: Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất?

  • A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất.
  • B. Công cụ sản xuất lao động
  • C. Hệ thống bình chứa của sản xuất.

  • D. Cơ sở vật chất.

Câu 3: Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây?

  • A. Sức lao dộng, đối tượng lao động và lao động.
  • B. Con người, lao động và máy móc.
  • C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
  • D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

Câu 4: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau” là nói đến yếu tố nào dưới đây trong quá trình lao động?

  • A. Đối tượng lao động.
  • B. Tư liệu lao động.
  • C. Sức lao động.
  • D. Nguyên liệu lao động.

Câu 5: Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là

  • A. Người lao động
  • B. Tư liệu lao động
  • C. Tư liệu sản xuấ
  • D. Nguyên liệu

Câu 6: Đối với gia đình, phát triển kinh tế là tiền đề để

  • A. Thực hiện tốt chức năng kinh tế
  • B. Loại bỏ tệ nạn xã hội
  • C. Đảm bảo ổn điịnh về kinh tế
  • D. Xóa bỏ thất nghiệp

Câu 7: Khẳng định nào dưới đâu không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối ngoại với xã hội?

  • A. Phát triển kinh tế là tiền đề phát triển văn hóa, giáo dục
  • B. Phát triển kinh tế tạo điều kiện củng cố an ninh, quốc phòng
  • C. Phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội
  • D. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định

Câu 8: Hàng hóa có hai thuộc tính là

  • A. Giá trị và giá cả
  • B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng
  • C. Giá cả và giá trị sử dụng
  • D. Giá trị và giá trị sử dụng

Câu 9: Hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì

  • A. Chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng
  • B. Chúng đều có giá trị sử dụng khác nhau
  • C. Chúng có giá trị bằng nhau
  • D. Chúng đều là sản phẩm của lao động

Câu 10: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua

  • A. Giá trị trao đổi
  • B. Giá trị sử dụng
  • C. Chi phí sản xuất
  • D. Hao phí lao động

Câu 11: Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi

  • A. Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa
  • B. Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa
  • C. Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch
  • D. Tiền dùng để cất trữ

Câu 12: Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?

  • A. Thước đo giá trị
  • B. Phương tiện lưu thông
  • C. Phương tiện cất trữ
  • D. Phương tiện thanh toán

Câu 13: Bà A bán thóc được 2 triệu đồng. Bà dùng tiền đó mua một chiếc xe đạp. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?

  • A. Thước đo giá trị
  • B. Phương tiện lưu thông
  • C. Phương tiện cất trữ
  • D. Phương tiện thanh toán

Câu 14: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lần nhau để xác định

  • A. Chất lượng và số lượng hàng hóa
  • B. Gía trị và giá trị sử dụng của hàng hóa
  • C. Giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa 
  • D. Giá cả và số lượng hàng hóa

Câu 15: Thông tin của thị trường giúp người mua

  • A. Biết được giá cả hàng hóa trên thị trường
  • B. Mua được hàng hóa mình cần
  • C. Biết được số lượng và chất lượng hàng hóa
  • D. Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất

Câu 16: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?

  • A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa
  • B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
  • C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
  • D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa

Câu 17: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào dưới đây?

  • A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
  • B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
  • C. Thời gian lao đông cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
  • D. Thời gian lao đông cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết

Câu 18: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng

  • A. Tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa
  • B. Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất
  • C. Tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất
  • D. Tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa

Câu 19: Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là

  • A. Người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa
  • B. Người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ
  • C. Người sản xuất ngày càng giàu c
  • D. Kích thích lực lượng sản xuất, năng xuất lao động tăng

Câu 20: Điều tiết sản xuất là

  • A. Phân phối lại chi phí sản xuất giữa ngành này với ngành khác
  • B. Sự phân phối lại các yếu tố của quá trình sản xuất từ ngành này sang ngành khác
  • C. Điều chỉnh lại số lượng hàng hóa giữa ngành này với ngành khác
  • D. Điều chỉnh lại số lượng và chất lượng hàng hóa giữa các ngành

Câu 21: Phương án nào dưới đây lí giải nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?

  • A. Do nền kinh tế thị trường phát triển
  • B. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh
  • C. Do Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phát triển
  • D. Do quan hệ cung-cầu tác động đến người sản xuất kinh doanh

Câu 22: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là

  • A. Giành hàng hóa tối về mình
  • B. Giành hợp đồng tiêu thụ hàng hóa
  • C. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác
  • D. Giành thị trường tiêu thụ rộng lớn

Câu 23: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?

  • A. Khai thác tối đa mọi quyền lực của đất nước
  • B. Một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương
  • C. Triệt tiêu các doanh nghiệp cùng ngành 
  • D. Thu lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác

Câu 24: Việc sản xuất và kinh doanh hàng giả là mặt hạn chế nào dưới đây của cạnh tranh?

  • A. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng
  • B. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương
  • C. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường
  • D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất

Câu 25: Phương án nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?

  • A. Làm cho cung lớn hơn cầu
  • B. Đầu cơ tích lũy gây rối loạn thị trường
  • C. Tiền giấy khan hiếm trên thị trường
  • D. Gây ra hiện tượng lạm phát

Câu 26: Hành vi xả nước thải chưa xử lí ra sông của Công ty V trong hoạt động sản xuất thể hiện mặt hạn chế nào dưới đây trong cạnh tranh?

  • A. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương
  • B. Gây rối loạn thị trường
  • C. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng 
  • D. Làm cho nền kinh tế bị suy thoái

Câu 27: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ

  • A. Đang lưu thông trên thị trường
  • B. Hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
  • C. Đã có mặt trên thị trường 
  • D. Do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường

Câu 28: Giả sử cung về ô tô trên thì trường là 30.000 chiếc, cầu về mặt hàng này là 20.000 chiếc, giả cả của mặt hàng này trên thị trường sẽ

  • A. Giảm                                                        
  • B. Tăng
  • C. Tăng mạnh                                              
  • D. ổn định

Câu 29: Vận dụng quan hệ cung – cầu để lí giải tại sao có tình trạng “cháy vé” trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn?

  • A. Do cung = cầu                                     
  • B. Do cung > cầu
  • C. Do cung < cầu                                         
  • D. Do cung, cầu rối loạn

Câu 30: Khi cầu về mặt hàng quạt điện giảm mạnh vào mùa đông, yếu tố nào dưới đây của thị trường sẽ giảm theo?

  • A. Cạnh tranh                                              
  • B. Giá trị
  • C. Giá trị sử dụng                                        
  • D. Giá cả

Câu 31: Gia đình H có 1 ha trồng rau sạch cung cấp cho thị trường, hiện nay giá của các loại rau sạch đều tăng. Bố H quyết định mở rộng diện tích trồng, mẹ H thì muốn giữ nguyên quy mô sản xuất, chị H thì lại khuyên thu hẹp diện tích gieo trồng. Theo em, nên làm theo ý kiến của ai để gia đình H có them lợi nhuận?

  • A. Mẹ H                                                       
  • B. Bố H
  • C. Chị H                                                       
  • D. Mẹ H và chị H

Câu 32: Nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

  • A. Do yêu cầu phải phát triển đất nước
  • B. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác
  • C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả
  • D. Do yêu cầu phải xây dựng nền kinh tế tri thức

Câu 33: Công nghiệp hóa là gì

  • A. Tất yếu khách quan đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội
  • B. Tất yếu khách quan đối với các nước nghèo, lạc hậu
  • C. Nhu cầu của các nước kém phát triển 
  • D. Quyền lợi của các nước nông nghiệp

Câu 34: Mục đích của công nghiệp hóa là

  • A. Tạo ra năng suất lao động cao hơn
  • B. Tạo ra một thị trường sôi động
  • C. Tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động
  • D. Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại

Câu 35: Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay là gì?

  • A. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
  • B. Rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển
  • C. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
  • D. Tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Câu 36: Thành phần kinh tế là

  • A. Một hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất
  • B. Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất
  • C. Các kiểu quan hệ kinh tế khác nhau trong xã hội
  • D. Các kiểu tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau trong nền kinh tế

Câu 37: Chính sách phát triển nền kinh tế mà Đảng bà Nhà nước ta đang thực hiện là gì?

  • A. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh
  • B. Kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa
  • C. Kinh tế thương mại tăng cường hội nhập
  • D. Kinh tế tư nhân theo hướng xã hội hóa

Câu 38: Kinh tế tư nhân có cơ cấu bao gồm

  • A. Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tập thể
  • B. Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân
  • C. Kinh tế tập thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
  • D. Kinh tế tư bản tư nhân và tư bản nhà nước

Câu 39: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?

  • A. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất
  • B. Tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ chính quyền
  • C. Chủ động tìm kiếm việc làm ở các ngành nghề thuộc các thành phần kinh tế phù hợp với khả năng của bản thân
  • D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn

Câu 40: Kinh tế nước ta là thành phần kinh tế

  • A. Dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất
  • B. Dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất
  • C. Dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất
  • D. Dựa trên nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM GDCD 11

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.