Trắc nghiệm GDCD 11 học kì I (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 11 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: sản xuất của cải vật chất có vai trò quyết định

  • A. Mọi hoạt động của xã hội.
  • B. Số lượng hang hóa trong xã hội
  • C. Thu nhập của người lao động.
  • D. Việc làm của người lao động

Câu 2: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?

  • A. Đối tượng lao động.
  • B. Sức lao động.
  • C. Tư liệu lao động.
  • D. Máy móc hiện đại.

Câu 3: Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây?

  • A. Sức lao dộng, đối tượng lao động và lao động.
  • B. Con người, lao động và máy móc.
  • C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
  • D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

Câu 4: Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành Công nghiệp khai thác?

  • A. Máy cày.      
  • B. Than.
  • C. Sân bay.      
  • D. Nhà xưởng.

Câu 5: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân?

  • A. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm
  • B. Phát triển kinh tế khắc phục sự tụt hậu về kinh tế
  • C. Phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần
  • D. Phát triển kinh tế giúp cá nhân có điều kiện chăm sóc sức khỏe

Câu 6: Đối với gia đình, phát triển kinh tế là tiền đề để

  • A. Thực hiện tốt chức năng kinh tế
  • B. Loại bỏ tệ nạn xã hội
  • C. Đảm bảo ổn điịnh về kinh tế
  • D. Xóa bỏ thất nghiệp

Câu 7: Khẳng định nào dưới đâu không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối ngoại với xã hội?

  • A. Phát triển kinh tế là tiền đề phát triển văn hóa, giáo dục
  • B. Phát triển kinh tế tạo điều kiện củng cố an ninh, quốc phòng
  • C. Phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội
  • D. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định

Câu 8: Một sản phẩm trở thành hang hóa cần có mấy điều kiện? 

  • A. Hai điều kiện
  • B. Bốn điều kiện
  • C. Ba điều kiện
  • D. Một điều kiện

Câu 9: Hàng hóa có hai thuộc tính là

  • A. Giá trị và giá cả
  • B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng
  • C. Giá cả và giá trị sử dụng
  • D. Giá trị và giá trị sử dụng

Câu 10: Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi

  • A. Người sản xuất cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu nhu cầu của người tiêu dùng
  • B. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán
  • C. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán và bán được
  • D. Người sản xuất cung ứng được hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng

Câu 11: Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa?

  • A. Điện      
  • B. Nước máy
  • C. Không khí      
  • D. Rau trồng để bán

Câu 12: Giá trị sử dụng của hàng hóa là

  • A. Công dụng của sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
  • B. Sản phẩm thỏa mãn như cầu nào đó của con người
  • C. Cơ sở của giá trị trao đổi
  • D. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

Câu 13: Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có

  • A. Giá trị khác nhau
  • B. Giá cả khác nhau
  • C. Giá trị sử dụng khác nhau
  • D. Số lượng khác nhau

 Câu 14: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua

  • A. Giá trị trao đổi
  • B. Giá trị sử dụng
  • C. Chi phí sản xuất
  • D. Hao phí lao động

Câu 15: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình

  • A. Lao động sản xuất hàng hóa vì cuộc sống của con người
  • B. Phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị
  • C. Phát triển nhanh chóng nền sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của con người
  • D. Trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị

Câu 16: An nhận được học bổng với số tiền 5 triệu đồng. An muốn thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ thì An cần làm theo cách nào dưới đây?

  • A. An đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ
  • B. An mua vàng cất đi
  • C. An gửi số tiền đó vào ngân hàng
  • D. An bỏ số tiền đó vào lợn đất

Câu 17: Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mùa hàng là tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?

  • A. Thước đo giá trị
  • B. Phương tiện lưu thông
  • C. Phương tiện cất trữ
  • D. Phương tiện thanh toán

Câu 18: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lần nhau để xác định

  • A. Chất lượng và số lượng hàng hóa
  • B. Gía trị và giá trị sử dụng của hàng hóa
  • C. Giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa
  • D. Giá cả và số lượng hàng hóa

Câu 19: Thị trường gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?

  • A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán
  • B. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa
  • C. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán
  • D. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả

Câu 20: Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?

  • A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa
  • B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận
  • C. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận
  • D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận

Câu 21: Thông tin của thị trường giúp người mua

  • A. Biết được giá cả hàng hóa trên thị trường
  • B. Mua được hàng hóa mình cần
  • C. Biết được số lượng và chất lượng hàng hóa
  • D. Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất

Câu 22: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng

  • A. Tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa
  • B. Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất
  • C. Tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất
  • D. Tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa

Câu 23: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục

  • A. Giá trị trao đổi
  • B. Giá trị hàng hóa
  • C. Giá trị sử dụng của hàng hóa
  • D. Thời gian lao động cá biệt

Câu 24: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây?

  • A. Giá cả thị trường
  • B. Số lượng hoàng hóa trên thị trường
  • C. Nhu cầu của người tiêu dùng
  • D. Nhu cầu của người sản xuất

Câu 25: Quy luật giá trị có mấy tác động?

  • A. Hai                       
  • B. Ba                          
  • C. Bốn                                   
  • D. Năm

Câu 26: Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là

  • A. Người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa
  • B. Người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ
  • C. Người sản xuất ngày càng giàu có
  • D. Kích thích lực lượng sản xuất, năng xuất lao động tăng

Câu 27: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị?

  • A. Phân biệt giàu-nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
  • B. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống
  • C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên
  • D. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng

Câu 28: Giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi, năng xuất lao động tăng làm cho

  • A. Lượng giá trị của hàng hóa tăng và lợi nhuận tăng
  • B. Lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận giảm
  • C. Lượng giá trị của một hàng hóa tăng và lợi nhuận giảm
  • D. Lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận tăng

Câu 29: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của:

  • A. Cạnh tranh                      
  • B. Thi đua                  
  • C. Sản xuất      
  • D. Kinh doanh

Câu 30: Tính chất của cạnh tranh là gì?

  • A. Giành giật khách hàng                                       
  • B. Giành quyền lợi về mình
  • C. Thu được nhiều lợi nhuận                                 
  • D. Ganh đua, đấu tranh

Câu 31: Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây?

  • A. Quy luật cung cầu                                              
  • B. Quy luật cạnh tranh
  • C. Quy luật lưu thông tiền tệ                                  
  • D. Quy luật giá trị

Câu 32: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?

  • A. Bảo vệ môi trường tự nhiên                              
  • B. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế
  • C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế                            
  • D. Nâng cao chất lượng cuộc sống

Câu 33: Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực thuộc loại cạnh tranh nào dưới đây?

  • A. Cạnh tranh tự do                                                 
  • B. Cạnh tranh lành mạnh
  • C. Cạnh tranh không lành mạnh                            
  • D. Cạnh tranh không trung thực

 Câu 34: Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh

  • A. Không lành mạnh                                              
  • B. Không bình đẳng
  • C. Tự do                                                                  
  • D. Không đẹp

 Câu 35: Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh tranh?

  • A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên
  • B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước
  • C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế
  • D. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa

Câu 36: Để phân biệt canh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh, cần dựa vào những tiêu chí nào dưới đây?

  • A. Tính đạo đức, tính pháp luật và hệ quả
  • B. Tính truyền thống, tính nhân văn và hệ quả
  • C. Tính hiện đại, tính pháp luật và tính đạo đức
  • D. Tính đạo đức và tính nhân văn

Câu 37: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập được gọi là

  • A. Cung                                                        
  • B. Cầu
  • C. Nhu cầu                                                   
  • D. Thị trường

Câu 38: Phương án nào dưới đây là đúng?

  • A. Giá cả tăng do cung < cầu                     
  • B. Giá cả tăng do cung > cầu
  • C. Giá cả tăng do cung = cầu                     
  • D. Giá cả tăng do cung ≤ cầu

Câu 39: Thực chất của quan hệ cung – cầu là mối quan hệ giữa các chủ thể nào dưới đây?

  • A. Nhà nước với doanh nghiệp                  
  • B. Người sản xuất với người tiêu dùng
  • C. Người kinh doanh với Nhà nước          
  • D. Doanh nghiệp với doanh nghiệp

Câu 40: Biều hiện nào dưới đây không phải là cầu?

  • A. Anh Nam mua một chiếc xe máy bằng hình thức trả góp
  • B. Bạn Lan đi siêu thị mua hàng thanh toán hết 500.000đ
  • C. Bác Hùng có nhu cầu mua ô tô nhưng không đủ tiền
  • D. Chị Mai cần mua một chiếc xe đạp điện với giá 15 triệu đồng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM GDCD 11

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.