A. Kiến thức trọng tâm
I. Nội dung bài học
1. Khái niệm cung - cầu
- Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
Ví dụ: Ông A mua xe đạp cho con đi học, thanh toán hết 700000 đồng.
- Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
Ví dụ: Sau mùa thu hoạch lúa, ông A đã bán 10 tấn lúa và 5 tấn mía, còn lại 50 tấn lúa do sự biến động của giá cả trên thị trường ông A không bán số lúa còn lại mà chờ khi giá tăng lên ông mới bán.
2. Mối quan hệ cung - cầu.
a. Nội dung khái quát quan hệ cung - cầu
- Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.
b. Biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu:
- Cung – cầu tác động lẫn nhau.
- Khi cầu tăng ->sản xuất mở rộng -> cung tăng
- Khi cầu giảm ->sản xuất thu hẹp ->cung giảm
- Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
- Khi cung lớn hơn cầu -> giá giảm
- Khi cung bé hơn cầu -> giá tăng
- Khi cung bằng cầu -> giá ổn định
- Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
- Khi giá tăng -> sản xuất mở rộng ->cung tăng
- Khi giá giảm -> sản xuất thu hẹp -> cung giảm
=>giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau
- Khi giá tăng -> cầu giảm
- Khi giá giảm -> cầu tăng
=>giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau.
c. Vai trò của quan hệ cung - cầu
- Lí giải vì sao giá cả và giá trị hàng hoá không ăn khớp với nhau.
- Là căn cứ để các doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất
- Khi giá tăng thì các doanh nghiệp -> Mở rộng SX
- Khi giá giảm thì các doanh nghiệp -> Thu hẹp SX
- Giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hoá phù hợp.
- Khi nào nên mua hàng hoá: Cung > cầu
- Khi nào không nên mua hàng hoá: Cung < cầu
3. Vận dụng quan hệ cung – cầu.
a. Đối với Nhà nước:
- Cung < cầu do khách quan Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia để tăng cung.
- Cung < cầu do đầu cơ tích trữ Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ để điều tiết và xử lý kẻ đầu cơ tích trữ.
- Cung > cầu Cung Nhà nước dùng biện pháp kích cầu.
b. Đối với nhà sản xuất, kinh doanh:
- Tăng sản xuất kinh doanh khi cung < cầu, giá cả > giá trị.
- Thu hẹp sản xuất kinh doanh khi cung > cầu, giá cả < giá trị.
c. Đối với người tiêu dùng:
- Giảm mua các mặt hàng khi cung < cầu, giá cao.
- Mua các mặt hàng khi cung > cầu, giá thấp.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Cầu là gì? Cung là gì? Tại sao người bán và người mua lại quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán?
Xem lời giải
Câu 2: Phân tích nội dung của quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Xem lời giải
Câu 3: Phân tích vai trò của mối quan hệ cung – cầu
Xem lời giải
Câu 4: Khi người bán hàng hóa trên thị trường để có lợi, em hãy chọn trường hợp nào sau đây ?
a. Cung = cầu
b. Cung > cầu
c. Cung < cầu.
Xem lời giải
Câu 5: Khi người mua hàng hóa trên thị trường để có lợi, em hãy chọn trường hợp nào sau đây ?
a. Cung = cầu
b. Cung > cầu
c. Cung < cầu.
Xem lời giải
Câu 6: Em hãy lấy ví dụ minh họa về sự điều tiết của Nhà nước, khi trên thị trường quan hệ cung – cầu bị rối loạn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Xem lời giải
Câu 7: Khi nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) theo em, mối quan hệ cung – cầu về hàng hóa và việc làm sẽ diễn ra như thế nào ?
a. Thuận lợi
b. Khó khăn
c. Vừa thuận lợi, vừa khó khăn.
Tại sao em lại chọn phương án đó?