I. TÌM HIỂU CHUNG
1 Tác giả
- Tên: Tố Hữu
- Năm sinh – năm mất: 1920- 2002
- Quê: Thừa Thiên Huế.
- Ông là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại VN.
2. Tác phẩm
- Sáng tác 1949 trích trong “Việt Bắc”
3. Đọc- kể tóm tắt
- Thể thơ: 4 chữ
- PTBĐ: Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả.
4. Bố cục:
+ Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ.
+ Phần 2 (Tiếp đến Lượm ơi, còn không?): Câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng cùng sự hi sinh của Lượm.
+ Phần 3 (Còn lại): Hình ảnh Lượm còn sống mãi.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ
a. Hoàn cảnh gặp gỡ
- Xưng hô: chú – cháu, thể hiện tình cảm thân thiết, trìu mến của những người chiến sĩ.
- Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ: Tác giả từ Hà Nội vào Huế công tác.
- Nghệ thuật hoán dụ: "Ngày Huế đổ máu".
→ Gợi sự kiện lịch sử: bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (1947).
b. Chân dung chú bé Lượm
- Hình dáng: loắt choắt, nhỏ nhắn
- Trang phục: Cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch → đặc biệt, tiêu biểu.
- Tính cách: Nghịch ngợm yêu đời.
- Cử chỉ: nhanh nhẹn, tinh nghịch.
- Lời nói: tự nhiên, chân thật
=> Lượm hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia kháng chiến, yêu thích hoạt động cách mạng.
- Nghệ thuật: quan sát, hồi tưởng, tưởng tượng, so sánh, từ ngữ gợi tả, từ láy, nhịp thơ nhanh.
2. Chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm
* Chuyến đi liên lạc cuối cùng:
- Hoàn cảnh đưa thư: nguy hiểm, cấp bách.
- Mặt trận: nguy hiểm, ác liệt
- Hành động của Lượm: vụt qua mặt trận → thể hiện hành động nhanh, dứt khoát, thái độ bất chấp hiểm nguy, đặt nhiệm vụ và đất nước lên trên tính mạng.
* Sự hi sinh của Lượm
- Khi tác giả nhận tin: cảm xúc đột ngột, bất ngờ, thể hiện sự ngỡ ngàng, xót xa trước sự ra đi của Lượm.
- Hình ảnh ra đi của Lượm:
+ "nằm trên lúa" → Gợi đi sự thanh thản, nhẹ nhàng.
+ “Tay nắm chặt bông”, "Hồn bay giữa đồng" → Lượm đã hóa thân vào quê hương đất nước
=> Thể hiện sự dũng cảm, gan dạ, hăng hái, không sợ hi sinh nguy hiểm, quyết hoàn thành nhiệm vụ.
3. Hình ảnh Lượm hi sinh
- Lượm đang đưa thư qua cánh đồng lúa. Chú bé đã hi sinh vẻ vang, oanh liệt.
- Hai khổ thơ cuối tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn vui tươi hồn nhiên yêu đời.
4. Tình cảm nhà thơ với Lượm
- Thể hiện qua cách xưng hô: tình cảm, thân thiết, ruột thịt.
- Khi nghe tin Lượm hi sinh: sự xúc động đến nghẹn ngào, sững sờ trước tin hi sinh đột ngột của Lượm.
- Thân tình, trân trọng, cảm phục, coi Lượm như một người bạn chiến đấu, hình ảnh Lượm như đẹp hơn, lớn lên.
III. TỔNG KẾT BÀI HỌC
1. Nội dung
- Hình tượng của bé Lượm trong kỉ niệm của tác giả : Hồn nhiên, vô tư, vui tươi, yêu đời, say mê với công việc kháng chiến và câu chuyện cảm động về sự hi sinh anh dũng của Lượm
- Ý nghĩa: Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã thể hiện chân thực tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ 4 chữ đậm chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện.
- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu
- Cách ngắt các dòng thơ đặc biệt
- Kết cấu đầu cuối tương ứng.