1. Định hướng
a. Tùy theo nội dung của từng việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: Bản ghi chép về một vụ việc hay một cuộc họp thảo luận
b. Để viết được văn bản cần thực hiện quy trình
1. Xác định sự việc, sự kiện
2. nêu kết quả của sự kiện, sự việc
3. Chỉ ra các nguyên nhân dẫn đếm kết quả của sự việc, sự kiện
4. trao đổi thảo luận về nguyên nhân mà các thành viên trong nhóm nêu ra, thống nhất ý kiến nhóm
2. Thực hành:
Chọn một trong hai vấn đề sau để thảo luận:
- Nguyên nhân nào làm cho nước sạch ngày càng khan hiếm?
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6
Bài làm
Chọn đề: Nguyên nhân nào làm cho nước sạch ngày càng khan hiếm?
Một vài ý kiến có thể tham khảo:
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nước có thể thấy do những yếu tố sau:
Một là, sự tăng nhanh của dân số thế giới. Ngày nay, theo đà tăng của dân số, lượng nước dùng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt không ngừng tăng. Theo đó, các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới ngày càng nhiều. Đó là sức ép lớn tới tài nguyên nước do khai thác quá mức phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp; tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp… gây ô nhiễm nguồn nước sạch. Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hóa. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến tình trạng di dân dưới mọi hình thức, ảnh hưởng tới sự phân bố các nguồn nước.
Hai là, môi trường sinh thái bị phá hoại do nạn chặt phá rừng, biến đổi khí hậu,… Trong nhiều năm qua, nạn chặt phá rừng bừa bãi đã gây ra những hiểm họa làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước, đất bị xói mòn, thoái hóa. Theo các chuyên gia, tốc độ nạn phá rừng hiện nay sẽ dẫn tới 2 tỷ người, tức 20% dân số thế giới bị thiếu nước vào năm 2050. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước này sống tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, nguồn thực phẩm cũng có nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm (6). Bên cạnh đó, sự nóng lên của Trái đất khiến nạn hạn hán kéo dài, tình trạng mực nước biển dâng lên, đồng nghĩa với việc cạn kiệt nguồn nước ngọt quý hiếm tại một số nơi, khu vực trên thế giới.
Ba là, sự ô nhiễm tài nguyên nước. Cùng với tốc độ phát triển đô thị hóa, các khu công nghiệp hiện đại là số lượng chất thải làm nhiễm bẩn nguồn nước ngày càng khó kiểm soát. Việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, lượng nước thải ra môi trường của các nhà máy luyện kim, nhiệt điện, hóa chất, thực phẩm, cùng với lượng nước thải do sinh hoạt… khiến nguồn nước sạch bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Bốn là, sử dụng và quản lý tài nguyên nước không hợp lý. Sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm nguồn nước ngày càng trầm trọng do chưa thực sự có các biện pháp quản lý tốt nguồn tài nguyên nước. Tài nguyên nước hiện vẫn chưa được công nhận giá trị đầy đủ và công tác quản lý còn lỏng lẻo. Hầu hết các quốc gia đều chưa có nhiều hệ thống giám sát thích hợp cho cả khối lượng lẫn chất lượng nước và đặc biệt là việc sử dụng nước lãng phí