Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 chân trời bài 5: Huyện Trìa xử án

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 chân trời bài 5: Huyện Trìa xử án. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1.    Tác phẩm

- Văn bản trích trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Kỳ chỉnh lí (1957) gồm có tất cả 3 hồi.

- Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói tật trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.

 - Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất.

- Nội dung: Thị Hến đã hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Thị Hến dùng mưu dụ cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.

2. Đọc văn bản

- Thể loại: Tuồng hài

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Đặc điểm của tuồng thể hiện qua văn bản

-  Đề tài: Lấy đề tài trong cuộc sống đời thường. Ở đây chính là việc ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu ham mê nữ sắc để rồi phải tự gánh hậu.

- Nhân vật: Các nhân vật chính thường có danh xưng nghề nghiệp Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu. Tính cách nhân vật không thay đổi xuyên suốt cả đoạn tuồng

+ Lời thoại: Có cả đối thoại, độc thoại, bàng thoại.

2. Bối cảnh đoạn trích

- Thời gian: Buổi tối, trời tối tăm

- Không gian: ở nhà Thị Hến

- Hoàn cảnh câu chuyện: Nghêu đến gõ cửa vào nhà Thị Hến và bày tỏ niềm mến ngộ đã lâu. Trong lúc cả hai đang mặn nồng thì Đề Hầu đến, Thị Hến liền bảo Nghêu chui xuống phản để trốn trước. Đề Hầu vào, Thị Hến dùng lời lẽ ngon ngọt thể hiện tình cảm sâu đậm và sau đó hỏi về chuyện tu phá giới. Đang lúc đó, Huyện Trìa xuất hiện, Đề Hầu nhanh chóng tìm chỗ trốn. Huyện Trìa vào, bày tỏ tình cảm của mình với Thị Hến, cùng lúc đó Nghêu chui ra và Đề Hầu cũng bò ra. Ba người nhìn nhau vừa giận, vừa xấu hổ mà bỏ về.

3. Yếu tố tạo nên tiếng cười

-  Tình huống tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: bất ngờ, giàu kịch tính, khiến các đối tượng đáng cười tự “vạch áo cho người xem lưng”.

 - Tiếng cười trong đoạn trích được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động của các nhân vật

- Ngôn ngữ đậm sắc thái trào phúng trong lời nói của các nhân vật.

=> Ngôn ngữ và hành động đã giúp người đọc hình dung ra hình ảnh, bộ điệu của các nhân vật, cho thấy nỗi sợ hãi, cuống quýt, tức cười khi việc làm xấu bị “lột mặt nạ", tạo ra sự đối lập giữa tình thế trước và sau khi bị phát giác.

=> Tác giả đã rất thành công trong việc dùng ngôn ngữ, hành động để tại nên tiếng cười.

 - Các chỉ dẫn sân khấu đều được để trong ngoặc đơn của văn bản tuồng:

- Các chỉ dẫn sân khấu in nghiêng, được trình bày trước lời thoại của nhân vật à người đọc biết diễn biến của các sự việc, chi tiết trong văn bản tuồng, giúp hình dung ra bối cảnh, sự xuất hiện của các nhân vật, hành động của nhân vật trên sân khấu tuồng.

- Các chỉ dẫn được đưa vào ngoặc đơn, không in nghiêng, trong lời của nhân vật => Người đọc biết đó là những tiếng đưa đẩy, tiếng đế thêm của nhân vật, dùng để lưu ý diễn viên lên giọng hoặc xuống giọng khi diễn. Do đó, giúp người đọc hình dung rõ hơn giọng điệu, cử chỉ, nét mặt… của nhân vật trên sân khấu.

4. Đặc điểm các nhân vật

- Tác giả dân gian đã thể hiện thái độ đồng tình với nhân vật Thị Hến, phê phán thói “tham của lạ" của Nghêu, Đề Hầu, Huyện Tria.

- Thị Hến là người phụ nữ khôn khéo, sắc sảo, thông minh, khiến cho những kẻ sa đọa, hám của lạ bị mắc mưu cứ thế mà tự vạch tội, tố cáo nhau, tự “hạ màn” kẻ nào về nhà nấy, vừa làm cho những kẻ nhòm ngó, ve vãn, gây khó dễ với mình bị một phen bẽ mặt, hết “làm bậy”, vừa giữ được “tiết hạnh một niềm cho toại",...

=> Nhận xét:

- Thể hiện thái độ phê phán, châm biếm với các nhân vật qua các hành động, ngôn ngữ.

 - Tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến.

 => Tất cả đã được tác giả dân gian khắc họa đầy đủ diện mạo bức tranh làng quê phong kiến buổi suy tàn.

Tiếng cười trong đoạn trích được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động của các nhân vật:



Nhân vật

Ngôn ngữ, hành động tạo nên tiếng cười

Nghêu

+ Sự vội vã "đi hầu bổ ngửa" của Nghêu, "chạy ướt hầu bổ sấp" của Huyện Tria trong lúc "đêm tối tăm đàng xá (lại) khó đi".

+ Sự cuống quýt tìm chỗ trốn của Nghêu khi nghe tiếng Đề Hầu gõ cửa "(Thím ơi! Thím!) / Trốn chỗ nào khác chì cho min / (Chớ) Ra cửa cỏ thầy Đề đứng đó"; của Đề Hầu khi nghe tiếng Huyện Tria tới: "(Chui chao!) / Văn ngôn sắc biến! Sắc biến! / Thính thuyết hồn kinh! Hồn kinh!”.

+ Hành động Nghêu từ gầm giường bò ra và ngôn ngữ vui mừng rối rít vì thoát tội “trảm quyết”: "Tâm khoái lạc! Tâm khoái lạc! / Thiện xử phân! Thiện xử phân!", "Chơn vi phụ mẫu chi dân! / (Chứ thầy Đề) / Chị thị dâm ô chi loại!" và tố cáo thầy Đề đang trốn trong thúng mơ "nói mới ức chớ", rồi “kết tội”: “Còn thầy Lại phạm gian / Thật ắt là tội chết!".

Đều Hầu

+ Hành động Đề Hầu "lồm cồm bò ra" đổ lỗi cho Thị Hến và Nghêu và lời mỉa mai cho sự Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến của cả Đề Hầu và Huyện Tria: “Trong nha môn cả Huyện đến Đề / Còn tạo lệ không mời luôn thẻ!”.

Huyện Tria

+ Hành động “giải quyết tình thế” “quái gở" trong lời phán của Huyện Tria: “Đề lại cõng mỗ về nhà / Dằn lòng thôi chớ ngứa nghề / Giữ dạ đừng ham của lạ”.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

- Văn bản đem đến một tình huống gây cười khi cả ba kẻ mê sắc đều tụ hội ở nhà Thị Hến và được một phen bẽ mặt, xấu hổ, nhục nhã. Đồng thời, phê phán, châm biếm và mỉa mai những kẻ mê sắc, xử kiện không công bằng, bị cái đẹp làm mờ mắt, cuối cùng lại bẽ mặt dưới tay một ả góa.

2. Nghệ thuật

 - Nghệ thuật xây dựng tuyến nhân vật với những tính cách đa dạng thể hiện được mọi góc nhìn về xã hội đương thời.

- Tình huống tuồng đắt giá giúp các nhân vật bộc lộ hết bản chất.

- Ngôn từ dân gian mộc mạc, dễ hiểu

- Nghệ thuật kể chuyện xen lẫn chất trào phúng, hóm hỉnh.

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập