I. BÀI 1
Bảng tóm tắt các nội dung chính của các văn bản
TT |
Văn bản |
Nội dung chính |
1 |
Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn) |
Hơ Nhị, vợ của Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ. Qua các hiệp đấu, Mtao Mxây thể hiện là một kẻ nhát gan, chỉ biết phòng thủ. Đăm Săn với sự giúp đỡ của thần linh đã giành chiến thắng oanh liệt. Tất cả tôi tớ, buôn làng của Mtao Mxây đã đều đi theo Đăm Săn. |
2 |
Gặp Ka-ríp và Xi-la (trích sử thi Ô-đi-xê) |
Hành trình trở về quê hương và giao chiến với những quái vật biển là Ka-ríp và Xi-la của Ô-đi-xê cùng những người bạn đồng hành là các thủy thủ. |
3 |
Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời (trích sử thi Đăm Săn) |
Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời. Chàng trải qua các thử thách và đến được nhà nữ thần Mặt Trời để cầu hôn nhưng bị nữ thần từ chối. Nữ thần Mặt Trời khuyên chàng đợi một lúc rồi mới về nhưng chàng không nghe mà ra về luôn. Dưới sức nóng của mặt trời, đất biến thành bùn lầy khiến cho ngựa của Đăm Săn không thể nào đi được nữa. |
II. BÀI 2
Bảng đặc điểm nhân vật sử thi biểu hiện qua nhân vật Đăm Săn và nhân vật Ô-đi-xê
Đặc điểm nhân vật sử thi |
Biểu hiện qua nhân vật Đăm Săn |
Biểu hiện qua nhân vật Ô-đi-xê |
a. Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường. |
Ví dụ: Sức mạnh và tài múa khiên vượt trội. |
Ví dụ: Trí tuệ sáng suốt, khả năng thuyết phục, động viên đồng đội của người chỉ hủy. |
b. Có đủ ý chí và sức mạnh vượt qua mọi thách thức, hiểm nguy. |
Ví dụ: Vượt qua các thử thách; đấu khẩu, đấu võ với Mtao Mxây; khó khăn trong việc triệt hạ Mtao Mxây. |
Ví dụ: - Dặn dò các bạn chỉ để mình bản thân Ô-đi-xê nghe những lời hát mê hoặc của cá yêu nữ hung ác. - Mặc áo giáp, nắm trong tay hai ngọn lao dài để chuẩn bị chiến đấu |
c. Lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng. |
Ví dụ: kì tích chiến thắng Mtao Mxây, uy danh “vang đến thần núi”. |
Ví dụ: Nổi tiếng với mưu “con ngựa gỗ”, được các nàng Xi-ren gọi: “Hỡi Ô-đi-xê nức tiếng gần xa, quang vinh vô tận của người A-cai”. |
III. BÀI 3
- Tác dụng của việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất trong Gặp Ka-ríp và Xi-la: Với ngôi thứ nhất, người kể chuyện – nhân vật chính có cơ hội tự bộc lộ tính cách, tâm trạng, cách giao thiệp của mình; gia tăng độ tin cậy bởi người kể là người trong cuộc, tự kể trải nghiệm của mình,…
- Tác dụng của việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ ba trong Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây: câu chuyện không bị chủ quan bởi lời kể của các nhân vật trực tiếp tham gia vào câu chuyện, giúp người đọc nhìn nhận được rõ ràng tính cách của các nhân vật và sự kiện; thể hiện được thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật.
IV. BÀI 4
Sức sống của một cộng đồng được nuôi dưỡng từ nhiều yếu tố: con người, lãnh địa cư trú, truyền thống văn hóa vật thể và phi vật thể, các quan niệm, luật tục, khát vọng phát triển, chủ nghĩa nhân văn,… tất cả kết tinh ở người anh hùng. Đó không phải là một cá nhân anh hùng mà là hiện thân của cộng đồng, sống mãi trong kí ức của cộng đồng.