I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Tên: Trần Bảo Định
- Sinh năm: 1944
- Quê quán: An Vĩnh Ngãi, Tân An, Long An
- Ông là cựu sinh viên Văn khoa - Đại học Đà Lạt
- Các tác phẩm chính của ông:
+ Ngao du sơn thủy, thơ, (2012)
+ Thầy tôi, thơ, (2013)
+ Mẹ, tiếng lòng, thơ, (2013)
+ Vợ tôi, thơ, (2014)
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích Tương hợp Phật tính dân gian và môi trường sinh thái, in trong Thương những ngày...
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Bố cục:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “cớ sự từ cái rình theo cuộc”: Nhân vật tôi cùng bạn bè dùng ná thun bắn con chim chài
+ Đoạn 2: Còn lợi: Nhân vật tôi hiểu ra và sửa chữa lỗi lầm.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Nhân vật tôi cùng bạn bè dùng ná thun bắn con chim chài
- Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ”:
+ Hối hận, bối rối.
+ Tần ngần nhìn bầu trời xanh và ngẫm nghĩ, thằng chài chính cống “thú diện nhơn tâm”.
+ Không thể nào quên câu nói của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”.
+ Không thể dứt ra được sự hối hận và bối rối mỗi khi nhớ lại chuyện cũ.
- Nội dung bao quát của văn bản: Lời má dặn dò năm xưa và cảm xúc của nhân vật tôi về “câu chuyện cũ”.
2. Nhân vật tôi hiểu ra và sửa chữa lỗi lầm
- Từ câu nói của má “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” đã khiến nhân vật tôi thức tỉnh à má của nhân vật tôi chính là người đã cứu sống chim thằng chài.
- Nhân vật tôi đã có nhiều hành động chăm sóc và cứu sống chim thằng chài.
- Câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” được lặp lại hai lần trong văn bản. à Câu hỏi như một lời răn dạy, trách móc với người con phải biết yêu thương muôn loài, phải biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu cảm.
- Sự lặp lại câu hỏi ấy vừa góp phần làm nổi bật tính chất của câu chuyện bởi đây là chuyện được kể lại, vừa nhằm nhấn mạnh tâm trạng hối hận, nỗi nhớ không quên được về lời má dặn của nhân vật tôi.