Tổng hợp kiến thức trọng tâm công nghệ thiết kế 10 cánh diều bài 9: Hình chiếu vuông góc. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
I. CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
- Phương pháp hình chiếu vuông góc (HCVG) là phương pháp biểu diễn các hình chiếu vuông góc trên cùng một mặt phẳng (bản vẽ). Các HCVG là các hình biểu diễn hai chiều, do vậy để thể hiện được đầy đủ hình dạng của vật thể, trên bản vẽ kĩ thuật thường phải sử dụng nhiều hinh chiếu.
- Để nhận được các hình chiếu vuông góc, người ta thường sử dụng một trong hai phương pháp chiếu sau đây:
- Phương pháp góc chiếu thứ nhất.
- Phương pháp góc chiếu thứ ba.
- Phương pháp góc chiếu thứ nhất:
- Đặt vật thể cần biểu diễn vào trong góc được tạo bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.
- Dùng phép chiếu vuông góc chiếu các mặt của vật thể lên trên các mặt phẳng hình chiếu. Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng (MPHCB) xuống dưới một góc 90°, mặt phẳng hình chiếu cạnh ( MPHCC) sang phải một góc 90° để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng.
- Một số quy định trên bản vẽ hình chiếu vuông góc:
- Số lượng các hình chiếu phải đủ để thể hiện hình dạng của vật thể.
- Đường bao khuất, cạnh khuất về bằng nét đứt mãnh.
- Vẽ đường trục cho các vật thể đối xứng, về đường tâm cho đường tròn bằng nét gạch dài-chấm-mảnh.
II. VẼ HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
- Bước 1: Phân tích vật thể thành các khối hình học cơ bản
- Bước 2: Chọn hướng chiếu chính, xác định tỉ lệ.
- Bước 3: Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
- Bước 4: Vẽ hình chiếu bằng của vật thể.
- Bước 5: Vẽ hình chiếu cạnh của vật thể.
- Bước 6: Hoàn thiện bản vẽ.