BÀI: VẼ HÌNH ĐƠN GIẢN VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Hiểu được tính năng của các hợp công cụ trên giao diện của phần mềm GeoGebra
- Biết cách vẽ các hình đơn giản nhờ nắm được các tính chất của các hình đó. Đặc biệt, HS biết và các hình có trục đối xứng và tâm đối xứng
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng:
- Vẽ được bằng phần mềm GeoGebra các hình: hình thoi, hình lục giác đều bằng cách sử dụng công cụ lấy đối xứng qua một điểm hoặc qua một đường thẳng.
- Biết cách dùng các công cụ đo trong phần mềm GeoGebra để kiểm tra các tỉnh chặt đã được học của các hình đơn giản.
- Vẽ được một số hình, biểu tượng đơn giản (ví dụ các biểu tượng) được tạo bởi các hình hình học đã học.
- Biết cách ẩn các yếu tố không cần thiết trên hình vẽ
- Biết cách lưu hình vẽ thành một tập có phần mở rộng ggb, hoặc một tập ảnh với phần mở rộng png.
b. Năng lực:Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
3. Phẩm chất
- Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, mong muốn tìm hiểu, khám phá kiến thức
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Chuẩn bị đầy đủ máy tính được cài phần mềm GeoGebra classic 5.
- Chuẩn bị máy in (nếu có thể).
2. Đối với học sinh: vở ghi, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
Các em đã được học về những hình có trục đối xứng, hình có tâm đối xứng. Liệu vẽ những hình đó bằng phần mềm GeoGebra như thế nào? Chúng ta cũng thực hành nhé!
Khởi động phần mềm GeoGebra. Trên giao diện của phần mềm GeoGebra, các bằng chọn, công cụ được hiển thị bằng Tiếng Việt như sau:
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Vẽ hình thoi và hình lục giác (45p)
a. Mục tiêu: HS biết các cách vẽ hình thoi và hình lục giác
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Vẽ hình thoi Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS vẽ được một hình thoi bằng cách sử dụng tính chất đối xứng của hình thoi (hình có tâm đối xứng, hình có trục đối xứng). - Yêu cầu HS dùng công cụ góc và khoảng cách để đo độ dài cách cạnh hình thoi, đo các góc, kiểm tra hai đường chéo có vuông góc với nhau hay không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới * Vẽ hình lục giác đều Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS vẽ được một lục giác đều bằng cách sử dụng tính chất đối xứng của hình lục giác đều (hình có tâm đối xứng, hình có trục đối xứng). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
HS có thể vẽ theo 1 trong 2 cách như sau: - Vẽ tam giác đều ABB’, lấy A' đối xứng với A qua BB’, dựng các đoạn thẳng BA’và B’A’, thu được hình thoi ABA’B’. - Vẽ hai đường thẳng d và h vuông góc với nhau tại O, lấy A thuộc d, lấy B thuộc h, lấy C đối xứng với A qua O, lấy D đối xứng với B qua O, dựng các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA và thu được hình thoi ABCD
HS có thể vẽ theo hai cách như sau: - Vẽ tam giác đều ABB’, lấy A’ đối xứng A qua B' lấy B’ đối xứng với B qua B’, lấy B’ B đối xứng với B qua AB’, lấy A đối xứng với A qua BB’, dựng các đoạn thẳng BA’1, A’1A; A’B'1, B’1B’2, B’2A và thu được hình lục giác đều A’ A’1BA B’2 B'1 - Vẽ hình thoi ABCD như trong phần trước. Lấy A', B', C’ lần lượt đối xứng với A, B, D qua C. Dựng các đoạn thẳng BD’, D’A’, A’B’, B’D vì thu được hình lục giác đều ABD’A’B’D.
|