Soạn giáo án toán 6 kết nối tri thức Bài 7: thứ tự thực hiện các phép tính

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 6 Tiết 10 - §7: thứ tự thực hiện các phép tính sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

TIẾT 10 - §7: THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Nhận biết được khái niệm: Biểu thức, giá trị của biểu thức;

- Nắm được quy tắc về thứt tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.

2. Năng lực

- Năng lực riêng:

+ Tính được giá trị biểu thức số, biểu thức chữ bằng cách vận dụng các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính.

+ Lập được biểu thức tính kết quả của một số bài toán thực tiễn quen thuộc.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

3. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:  Máy tính cầm tay hoặc máy tính xách tay có cài phần mềm giả lập máy tính Casio fx – 570 ES PLUS, máy chiếu.

2 - HS : Đồ dùng học tập và máy tính cầm tay.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

+Gây chú ý để HS quan tâm tới thứ tự thực hiện các phép tính.

b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và hoàn thành yêu cầu.

c) Sản phẩm: Nhận biết được kiến thức chuẩn bị tìm hiểu trong bài.

d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV yêu cầu hai HS thực hiện dãy tính 5 + 3  2. Một HS thực hiện phép tính từ trái qua phải. Một HS thực hiện theo thứ tự ngược lại.

Sau khi hai HS cho kết quả, GV nhận xét và chỉ ra HS nào có kết quả như của Tròn, HS nào có kết quả như của Vuông.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý quan sát và lắng nghe , thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 HS lên bảng, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Muốn biết kết quả của bạn nào đúng, bạn nào sai. Tại sao bạn này đúng? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài” => Bài mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức

a) Mục tiêu:

+ Nhớ lại và nhận biết được một đối tượng đã cho có phải là biểu thức hay không.

+ Nhận biết và nắm được hệ thống các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính.

+ Kiểm tra khả năng nhận biết các kiến thức và vận dụng vào đời sống.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK, chú ý lắng nghe và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm:

+ HS vận dụng được kiến thức vừa học và củng cố được kiến thức qua các ví dụ.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV nhắc nhắc lại một cách ngắn gọn khái niệm biểu thức: Gồm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên lũy thừa của các con số hoặc chữ.

( GV không bắt HS học thuộc mà chỉ cần HS nhận biết được đối tượng cụ thể cho có phải là biểu thức không)

+ GV dẫn dắt và phân tích hệ thống các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức: ( GV vừa giảng vừa bao quát lớp bảo đảm 100% ghi chép đầy đủ, chính xác.

v Đối với biểu thức có dấu ngoặc

Nếu chỉ có phép cộng và phép trừ ( hoặc chỉ có phép nhân và phép chia) thì thực hiên các phép tính từ trái qua phải, chẳng hạn:

 

·  52 – 8 + 11 = 44 + 11 = 55

·  60 : 10 × 5 = 30

Nếu có phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa thì ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng và trừ, chẳng hạn:

·  10 + 2 . 42 = 10 + 2. 16

               = 10 + 32 = 42

v Đối với biểu thức không có dấu ngoặc:

Nếu chỉ có một dấu ngoặc thì ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc trước. Chẳng hạn:

·  ( 10 + 17) : 9 = 27 : 9 = 3

Nếu có các dấu ngoặc tròn ( ) , dấu ngoặc vuông [ ], dấu ngoặc nhọn { } thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện các phép tính  trong dấu ngoặc nhọn. Chẳng hạn:

·  {15 + 2.[8-(5-3)]} : 9

= 15 + 2.[8-2]} : 9

= {15 + 2.6} : 9

= {15+12} :9

     = 27 : 9 = 3

+ HS áp dụng quy tắc để giải phần ? ( HS áp dụng quy tắc tính 5 + 3 . 2 rồi nhận xét cách tính của Tròn, Vuông) -> GV dùng phần mềm giả lập máy tính

Casio fx – 570 Es Plus, nhập đúng biểu thức đã cho rồi  nhấn phím “=” (  chiếu lên màn hình cho HS quan sát)

=> Kết luận MTCT cũng vận dụng đúng quy tắc.

+ GV gợi ý và hướng dẫn cho HS giải Ví dụ trong SGK-tr26. ( HS tự giải trong 5p sau đố trình bày bài chữa -> GV chữa lại, chú ý cho HS cách trình bày chi tiết, ngắn gọn để HS vận dụng trong các BT tương tự.)

+ GV mời 2 HS làm Luyện tập 1, dưới lớp hoàn thành vào vở.

+ HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành phần Vận dụng.

+ HS thảo luận hoàn thành Luyện tập 2 ( GV có thể gọi 1 HS đứng trả lời tại chỗ).

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.  

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 +HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại.

 

1. Thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu  thức

- Với các biểu thức không có  dấu ngoặc: Lũy thừa  Nhân và chia Cộng và trừ

VD:

·  52 – 8 + 11 = 44 + 11 = 55

·  60 : 10 × 5 = 30

·  10 + 2 . 42 = 10 + 2. 16

               = 10 + 32 = 42

- Với các biểu thức có dấu ngoặc: trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau:

( )  [ ]  { }

VD:

·  ( 10 + 17) : 9 = 27 : 9 = 3

·  {15 + 2.[8-(5-3)]} : 9

= 15 + 2.[8-2]} : 9

= {15 + 2.6} : 9

= {15+12} :9

     = 27 : 9 = 3

?

Bạn Vuông làm đúng theo quy ước. Vì thứ tự thực hiện phép tính là nhân chia trước, cộng trừ sau.

Ví dụ:

a) 8 + 36 : 3 . 2

= 8 + 12 . 2 = 8+ 24 = 32

b) [ 1 + 2 . ( 5 . 3 – 23)] . 7

= [1 + 2. (5 . 3 – 8)] . 7

= [1 + 2. (15  – 8)] . 7

= [1 + 2.7]. 7

= [1 + 14] . 7 = 15.7 = 105

Luyện tập 1:

a) 25. 23 – 32 + 125

= 25 . 8 – 9 + 125

= 200 - 9 + 125

= 191 + 125

= 316

b) 2 . 32 + 5.( 2+3)

= 2 . 9 + 5 . 6

= 18 + 30

=  48

Vận dụng:

a) Quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu là:

14  3 = 42 (km)

Quãng đường người đó đi được  trong 2 giờ sau là:

9  2 = 18 (km)

b) Quãng đường người dó đi được trong 5 giờ là:

42 + 18 = 60 (km)

                    Đáp số: 60km.

* Chú ý:

Trong một biểu thức có thể có chứa chữ. Để tính giá trị của biểu thức đó khi cho giá trị của các chữ, ta thay thế giá trị đã cho vào biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức nhận được.

Luyện tập 2:

a) Biểu thức tính diện tích của HCN ABCD là: 2a2 + a (đvdt)

b) a = 3

=> ShcnABCD  = 2. 12 + 1 = 2.1 + 1 = 2 + 1 = 3 ( cm2)

 

Xem thêm các bài Giáo án Toán 6 kết nối tri thức, hay khác:

Bộ Giáo án Toán 6 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ