BÀI 31: MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
Nhận biết được tỉ số phần trăm của hai số và của hai đại lượng (cùng loại, cùng đơn vị đo)
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng:
- Sử dụng được kí hiệu tỉ số, tỉ số phần trăm của hai số
- Tính được tỉ số phần trăm của hai số đó. Tính được tỉ số phần trăm của hai đại lượng
- Tính được giá trị phần trăm của một số cho trước
- Tìm được một số khi biết giá trị phần trăm của số đó
- Giải quyết được một số bài toán thực tế về tỉ số, tỉ số phần trăm. Từ đó phát triển năng lực mô hình hóa và giải quyết vấn đề
b. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
- Năng lực riêng:
+ Tính tỉ số hay số phần trăm của hai số, hai đại lượng
+ Tính giá trị phần trăm của một số cho trước; tìm một số khi biết giá trị phần trăm của số đó
+ Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến tỉ số, tỉ số phần trăm
3. Phẩm chất
- Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
- Giáo dục y thức tiết kiệm, thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Gv cần tìm hiểu thêm một số nội dung như lãi suất tín dụng, nồng độ dung dịch, thành phần các chất, lợi nhuận-thua lỗ, giảm giá khuyến mại;... để có thể giải thích ngắn gọn, dễ hiểu cho HS. Nếu có điều kiện, GV chuẩn bị một điện thoại thông minh có tải phần mềm Plickers, mã làm bài cho mỗi HS để có thể đánh giá nhanh chóng các kĩ năng của HS (https://grt.plickers.com/)
2. Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (vở nháp, bút,...)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
Gv trình bày vấn đề: Ở tiểu học chúng ta đã làm quen với tỉ số và tỉ số phần trăm. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về hai khái niệm này và cách giải quyết một số bài toán có liên quan thường gặp trong thực tế đời sống, chẳng hạn lãi suất tín dụng, thành phần các chất trong Hóa học, giảm giá, lợi nhuận-thua lỗ,…
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI