Soạn giáo án toán 6 kết nối tri thức Bài 16: phép nhân số nguyên

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 6 Tiết 34 + 35 - §16: phép nhân số nguyên sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

TIẾT 34 + 35 - §16: PHÉP NHÂN SỐ NGUYÊN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết được quy tắc nhân hai số nguyên.

- Nhận biết được các tính chất của phép nhân số nguyên.

2. Năng lực

- Năng lực riêng:

+ Thực hiện được phép nhân số nguyên.

+ Vận dụng được các tính chất của phép nhân để tính nhẩm, tính hợp lí.

+ Giải được một số bài toán có nội dung thực tiễn  sử dụng các phép tính cộng, trừ, và nhân số nguyên

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

3. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:  SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt.

2 - HS :  Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cá nhân, SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

+ Giúp HS nhận thức nhu cầu sử dụng phép nhân số nguyên.

+ Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS.

b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và trả lời

c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt vấn đề qua bài toán mở đầu “ Để quản lí chi tiêu cá nhân, bạn Cao dùng số  nguyên âm để ghi vào sổ tay các khoản chi của mình. Cuối tháng, bạn Cao thấy trong sổ có ba lần ghi -15 000 đồng. Trong ba lần ấy, bạn Cao đã tri tất cả bao nhiêu tiền?”

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài toán mở đầu dẫn đến phép nhân số nguyên âm -15 000 . 3 . Để biết cách tính kết quả chính xác của bài toán trên, cũng như hiểu rõ hơn về các tính chất của phép nhân số nguyên, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay?” => Bài mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Nhân hai số nguyên khác dấu

a) Mục tiêu: 

+ HS nhớ lại định nghĩa phép nhân hai số tự nhiên.

+ Tìm hiểu cách nhân hai số khác dấu bằng cách đưa về phép cộng.

+ Hình thành và luyện kĩ năng nhân hai số trái dấu.

+ Giải được bài toán mở đầu.

b) Nội dung:

 HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV nhắc lại và ghi lên bảng nhân hai số tự nhiên: a.b = b.a = a + a+... + a  (b số hạng a)

VD:

 

 

ð 2 . 3 = 2 + 2 + 2 = 6

GV phân tích có thể làm tương tự đối với phép nhân hai số nguyên khác dấu.

+ GV cho HS thực hiện lần lượt các hoạt động: HĐ1; HĐ2.

+ GV chữa, và phân tích lại trên bảng cho HS .

+ GV dẫn dắt, đi đến quy tắc nhân hai số trái dấu trong hộp kiến thức.

+ GV cho 1 số HS đọc lại quy tắc.

+ GV giảng, phân tích mẫu cho HS Ví dụ 1 để HS hình dung cách làm.

+ GV lưu ý nhấn mạnh, khắc sâu cho HS :  Tích hai số nguyên khác dấu luôn là một số nguyên âm.

+ GV yêu cầu 3 HS lên bảng trình bày Luyện tập 1 , dưới lớp trình bày vở.

+ HS trao đổi thảo luận hoàn thành Vận dụng 1 giải bài toán mở đầu.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.  

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 +HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở.

+ HS nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại: Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.

1. Nhân hai số nguyên khác dấu

+ HĐ1:

(-11).3= (-11) +(-11) +(-11) = -33

- ( 11.3) = - ( 11 + 11 + 11) = -33

 => -11.3 = - ( 11.3)

+ HĐ2: Dự đoán

5. (-7) =  -35

(-6).8 = -48

* Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu:

Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân phần số tự nhiên của hai số với nhau rồi đặt dấu “-“ trước kết quả nhận được.

Nếu m, n  N* thì m. (-n) = (-n).m= -(m.n)

Ví dụ 1:

a) 25 . (-4) =  -(25.4) = -100

b) (-10).11 = -(10.11) = -110

Luyện tập 1:

1.

a) (-12).12 = -144

b) 137 . (-15) = -2 055

2.

 5.(-12) = -60

Vận dụng 1:

Trong ba lần ấy, bạn Cao đã chi tất cả số tiền là:

-15 000 . 3 = -45 000 ( đồng)

 

Xem thêm các bài Giáo án Toán 6 kết nối tri thức, hay khác:

Bộ Giáo án Toán 6 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ