Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6: MỘT KÌ QUAN THẾ GIỚI
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giới thiệu được một cảnh vật là niềm tự hào của người dân Việt Nam; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.
- tây bởi đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiểu được 2. Đọc trôi chảy bài nội dung của bài đọc: Giới thiệu sự kì vĩ và vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng – báu vật thiên nhiên ban tặng và là niềm tự hào của Việt Nam.
- Nói được một việc làm góp phần bảo vệ môi trường.
- Viết được đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc.
- Đọc được thơ, ca dao về danh lam thắng cảnh, quê hương đất nước.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, biết bảo vệ và góp phần gìn giữ cảnh vật, phong tục, truyền thống tốt đẹp.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh SHS phóng to.
- Tranh, ảnh hoặc video giới thiệu về hang Sơn Đoòng (nếu có).
- Bảng phụ ghi đoạn từ “Sơn Đoòng không chỉ rộng lớn” đến “trên mặt đất”
- Tranh, ảnh hoặc video về hoạt động giữ gìn vệ sinh nhà cửa, đường phố, trường lớp (nếu có).
- Một số bài thơ, bài ca dao về danh lam, thắng cảnh, quê hương đất nước.
- Thẻ từ, thẻ câu để thực hiện các BT luyện từ và câu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng tương tác.
- Đối với học sinh
- SHS, SBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC |
|
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ, giới thiệu về một cảnh vật là niềm tự hào của người dân Việt Nam. - GV mời 1 – 2 HS trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, gợi ý: Vịnh Hạ Long, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, vườn Quốc gia Nam Cát Tiên, Tòa nhà búp sen, chùa Một Cột,... - GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ với nội sung khởi động, đọc tên và phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu bài mới, GV ghi tên bài mới “Một kì quan thế giới”. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện. - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch, tự hào; nhấn giọng ở những từ ngữ nói về thông tin và miêu tả vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng. – HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: + Từ khó: vùi, chi chit, lộng lẫy,... + Một số câu dài: Sơn Đoòng không chỉ rộng lớn mà bên trong còn ẩn chứa hệ sinh thái độc đảo/ và một khu rừng nhiệt đới. // Trong hang có một dòng sông ngầm/ dài 2 ki-lô-mét rưỡi/ và cả những cột nhũ đả/ cao tới 70 mét/ Vùi mình trong Sơn Đoòng qua hàng triệu năm/ còn là chi chit những quần thể san hô và di tích thủ hoa thạch.//;.. – GV tổ chức HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - GV mời 1 – 2 HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải thích một số từ khó: + Di tích: dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất, có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. + Hóa thạch: di tích hóa đá của thực vật, động vật cổ xưa còn lưu lại ở các tầng đất đá. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời từng câu hỏi: + Câu 1. Những con số dưới đây nói lên điều gì về hang Sơn Đoòng? · Rộng 150 mét · Cao hơn 200 mét · Dài gần 9 ki-lô-mét + Câu 2. Trong hang Sơn Đoòng ẩn chứa những điều gì thú vị? + Câu 3. Hai “giếng trời” đã tạo ra điều gì đặc biệt? + Câu 4. Theo em, vì sao Sơn Đoòng được UNESCO bảo hộ và du khách khắp năm châu ao ước được đặt chân đến? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án: + Câu 1: Những con số nói về sự rộng lớn, bao la, hùng vĩ của hang Sơn Đoòng. + Câu 2: Bên trong hang Sơn Đoòng ẩn chứa hệ sinh thái độc đảo và một khu rừng nhiệt đới, một dòng sông ngầm dài 2 ki-lô-mét rưỡi và cả những cột nhũ đã cao tới 70 mét, chi chit những quần thể san hô và di tích thủ hoa thạch. + Câu 3: Hai “giếng trời” đưa ảnh mặt trời vào tạo điều kiện cho cây cối phát triển, tạo nên khu “vườn địa đàng” lộng lẫy ngay trên mặt đất. + Câu 4: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, GV có tể gợi ý, VD: Sơn Đoòng được UNESCO bảo hộ và du khách khắp năm châu ao ước được đặt chân đến vì cảnh đẹp kì bí, hùng vĩ, độc đảo của hàng;... Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại cách hiểu về nội dung bài đọc. - GV đọc lại cho HS nghe đoạn từ “Sơn Đoòng không chỉ rộng lớn” đến “trên mặt đất” và xác định giọng đọc đoạn này” giọng đọc thong thả, rõ ràng; nhấn giọng ở những từ ngữ cung cấp thông tin và miêu tả vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng: Sơn Đoòng không chỉ rộng lớn mà bên trong còn ẩn chứa hệ sinh thái độc đáo và một khu rừng nhiệt đới.// Trong hang có một dòng sông ngầm/ dài 2 ki-lô-mét rưỡi và cả những cột nhũ đá cao tới 70 mét // Vùi mình trong Sơn Đoòng qua hàng triệu năm/ còn là chi chít những quần thể san hô và di tích thủ hoa thạch // Đặc biệt,/ hang có hai “giếng trời”/ đưa ánh mặt trời chiếu vào/ tạo điều kiện cho cây cối phát triển,/ tạo nên khu “vườn địa đàng” lộng lẫy ngay trên mặt đất.// – GV tổ chức HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ “Sơn Đoòng không chỉ rộng lớn” đến “trên mặt đất”. - GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài. - GV nhận xét, đánh giá về hoạt động của lớp. C. VẬN DỤNG
|
- HS hoạt động nhóm.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc và luyện đọc.
- HS đọc bài thành tiếng.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS giải thích từ khó.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS nghe GV đọc lại.
- HS luyện đọc bài.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu.
|