Soạn giáo án lịch sử 6 kết nối tri thức Bài 7: ai cập và lưỡng hà cổ đại

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 6 Bài 7: ai cập và lưỡng hà cổ đại sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

:…/…/…

CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

BÀI 7: AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

 

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

-       Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (sông ngòi, đất đai) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.

-       Trình bày được quá trình thành lập nhà nước ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.

-       Nêu được những thành tựu văn hoá chủ yếu của Ai Cập, Lưỡng Hà.

2. Năng lực

-       Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.

-       Năng lực riêng:

·      Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ.

·      Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV

·      Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

3. Phẩm chất

Trân trọng những di sản của nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà để lại cho nhân loại.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       Phiếu học tập.

-        Lược đồ Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà phóng to.

-       Video về một số nội dung trong bài học.

 

2. Đối với học sinh

-       SGK.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

-       Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sgk trang 29:Dưới đây là hình ảnh chữ viết của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Em có biết người Ai Cập, Lưỡng Hà đã sáng tạo ra loại chữ việt này như thế nào không? Họ đã xây dựng nền văn minh của mình trong điều kiện ra sao?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

+ Người Lưỡng Hà, Ai Cập đã sáng tạo ra chữ viết là các ký tự dựa trên sự mô phỏng lại hoạt động hàng ngày của con người.

+ Họ đã xây dựng nền văn minh của mình trong điều kiện tự nhiên phát triển.

- GV đặt vấn đề: Ai Cập và Lưỡng Hà nằm ở lưu vực các con sông lớn (sông Nin, Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ). Đây là nơi được bồi đắp phù sau màu mỡ, nước tưới tiêu rất dồi dào, những dòng sông là đường giao thông buôn bán chính. Với những điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi đó, đã mang đến cho Ai Cập và Lưỡng Hà một nền kinh tế phát triển. Những phát minh đầu tiên và cũng là những thành tựu, đóng góp to lớn với nền văn minh nhân loại đã ra đời, trong đó có chữ viết mà chúng ta vừa tìm hiểu ở câu hỏi trên. Để tìm hiểu rõ hơn về nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, chúng ta cùng vào Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tặng phẩm của những dòng sông

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được điều kiện tự nhiên nổi bật của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại cũng như tác động của nó đối với sự hình thành nền văn minh ở hai khu vực này.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc kỹ nội dung mục 1 Tặng phẩm của những dòng sông sgk trang 30,31.

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong sgk trang 31:

+ Dựa vào hai đoạn tư liệu trang 30, hãy chỉ ra những điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại?

+ Hình 4 cho em biết điều gì về sản xuất nông nghiệp của người Ai Cập cổ đại?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mở rộng thêm kiến thức bằng cách đưa ra câu hỏi để HS lí giải: Tại sao sông Nin biến Ai Cập từ “một đồng cát bụi” trở thành “một vườn hoa”?

 

 

 

 

 

- Sau khi HS trả lời, GV tiếp tục mở rộng thêm cho HS về vai trò là đường giao thông chính của các dòng sông ở Ai Cập và Lưỡng Hà bằng việc chia nhóm và tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số câu chuyện đã từng đọc trong truyện cổ tích Nghìn lẻ một đêm?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 3-4 HS đứng dậy trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tặng phẩm của những dòng sông

 

 

 

 

 

- Những điểm nổi bật về điều kiện tự nhiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại: nằm ở khu vực các con sông lớn (sông Nin, Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ)

+ Ai Cập: nước sông Nin lên xuống hai mùa trong năm khá ổn định. Khi nước dâng cao, toàn bộ lưu vực sông trở thành một biển nước mênh mông. Khi nước rút đi, để lại hai bên bờ một lớp phù sa màu mỡ, rất mềm và xốp, dễ canh tác, thu hoạch được một mùa bội thu. Khi thu hoạch xong thì cũng bắt đầu mùa khô, đất phù sa pha cát bị gió mạnh thổi mù trời...

+ Lưỡng Hà: là khu vực giữa hai con sông (không phải là một quốc gia mà ở đây đã hình thành rất nhiều các quốc gia khác nhau). Giống như sông Nin, sông Ở-phơ-rát và Ti-gơ-rơ cũng có hai mùa nước lên xuống trong năm, mang lượng phù sa khổng lồ bồi đắp cho vùng châu thổ và đặc biệt là vùng cửa sông, mở rông vùng đất này ra biển tới 200km.

- Hình 4 Người Ai Cập cổ đại canh tác nông nghiệp (tranh vẽ), trong đó miêu tả người đàn ông đang cày ruộng nhờ sức kéo của một con bò (một tay cầm cày, một tay cầm roi điều khiển con bò), người đàn bà theo sau đang gieo hạt (một tay đang gieo, một tay cầm chiếc giỏ đựng hạt, bên dưới vẽ hai hàng cây chà là và ô liu (những loại cây trồng phổ biến ở Ai Cập). Người Ai Cập đã biết làm nông nghiệp từ rất sớm.

- Sông Nin biến Ai Cập từ “một đồng cát bụi” trở thành “một vườn hoa”vì nước sông Nin lên xuống theo mùa: mùa khô là mùa cạn và mùa mưa nước dâng cao. Vào mùa khô, khi nước cạn, cát sa mạc (vùng Mem-phít, nơi có nhiều kim tự tháp là vùng cát sa mạc) và đất phù sa pha cát bị gió cuốn lên thành một “đồng cát bụi. Khi mùa mưa đến và cũng là mùa hè, cây cối thay nhau đâm hoa kết trái, là mùa thu hoạch lúa chín trông như “một vườn hoa. Đây cũng chính là gợi ý cho nhận định của Hê-rô-đốt: Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin.

- Một số câu chuyện đã từng đọc trong truyện cổ tích Nghìn lẻ một đêm: A-la-đin và cây đèn thần, Thủy thủ Sin-ba, A-li-ba-ba và bốn mươi tên cướp,...

 

 

Xem thêm các bài Giáo án Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức, hay khác:

Bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ