Soạn giáo án địa lí 6 kết nối tri thức Bài 16: nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 6 Bài 16: nhiệt độ không khí. Mây và mưa sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

:…/…/…

BÀI 16: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ. MÂY VÀ MƯA

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

·      Biết được nguồn cung cấp nhiệt cho Trái Đất

·      Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ

·      Mô tả được hiện tượng hình thành mây và mưa

2. Kĩ năng và năng lực

a. Kĩ năng:

·      Sử dụng các bản đồ, sơ đồ,  hình ảnh để khai thác kiến thức

·      Biết cách sử dụng nhiệt kế, ẩm kế

b. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

- Năng lực riêng: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.

3. Phẩm chất

·      Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật hiện tượng địa lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

·      Quả địa cầu, đèn pin

·      Nhiệt kế

·      Tranh ảnh, video về nhiệt độ không khí và sự thay đổi nhiệt độ không khí

·      Sơ đồ quá trình hình thành mây và mưa

·      Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất

2. Đối với học sinh:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

- GV trình bày vấn đề: Nhiệt độ không khí và mưa có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và sản xuất. Nhiệt độ không khí và mưa do đâu mà có? Tại sao nhiệt độ không khí và mưa lại khác nhau ở mọi nơi trên Trái Đất?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhiệt độ không khí

a. Mục tiêu:

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

a. Nhiệt độ không khí và cách sử dụng nhiệt kế

+ Gv yêu cầu HS đọc sgk

? Nhiệt độ TĐ từ đâu mà có

+ GV hướng dẫn HS sử dụng nhiệt kế

+ Tổ chức hoạt động cá nhân, thảo luận theo cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ sgk

b. Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt TĐ theo vĩ độ

+ GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk xác định sự thay đổi góc chiếu của tia sáng mặt trời từ xích đạo lên cực

+ HS làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi trong mục

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

+ Gv thực hiện thí nghiệm và yêu cầu hs làm lại thí nghiệm theo nhóm

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Nhiệt độ không khí

a. Nhiệt độ không khí và cách sử dụng nhiệt kế

Mặt trời là nguồn nhiệt chính cung cấp cho Trái Đất. Không khí hấp thụ rất kém bức xạ mặt trời, phần lớn bức xạ mặt trời truyền xuống mặt đất và được mặt đất hấp thụ. Mặt đất hấp thụ năng lượng bức xạ mặt trời, nóng lên, phát ra bức xạ truyền vào khí quyền. Các chất khí nhà kính trong không khí hấp thụ bức xạ mặt đất, làm bầu khí quyển nóng lên. Nồng độ khí nhà kính càng cao, không khí càng nóng.

- Dụng cụ đo là nhiệt kế. Phân loại: 2 loại, nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế điện tử

- GV giới thiệu cách tính nhiệt độ trung bình

* Nhiệm vụ sgk:

+ 180C

+ (27 + 27 + 32 + 30 ) / 4 = 290C

b. Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt TĐ theo vĩ độ

+ Góc chiếu của tia sáng mặt trời giảm dần từ xích đạo lên cực

+ Nhiệt độ không khí trung bình năm của Ma-ni-la là cao nhất, Tích-xi là nhỏ nhất, xu hướng giảm dần từ Xích đạo lên cực. Nguyên nhân do góc chiếu của tia sáng mặt trời giảm dần.

Xem thêm các bài Giáo án Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức, hay khác:

Bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ