BÀI 8:CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ HỆ QUẢ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
· Biết sử dụng só đồ để mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
· Trình bày được hiện tượng mùa và ngày - đêm dài ngắn theo mùa
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng:
· Biết sử dụng quả địa cầu và mô hình hoặc hình vẽ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời để trình bày chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
· Biết cách thích ứng với thời tiết của từng mùa
b. Năng lực:
· Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
· Năng lực riêng: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.
3. Phẩm chất
· Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật hiện tượng địa lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung
· Tôn trọng quy luật tự nhiên: quy luật mùa,… Yêu thiên nhiên, cảnh vật các mùa
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
· Hình ảnh, video về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng Địa lí
· Một số công cụ địa lí học thường sử dụng như quả Địa cầu, sơ đồ, bản đồ, mô hình, bảng số liệu,...
2. Đối với học sinh: Sgk, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình bày vấn đề: “Cảnh vật thiên nhiên trên Trái Đất thay đổi theo mùa. Bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu một số đặc điểm thiên hhieen của từng mùa ở địa phương em” – HS trả lời – Bài học này sẽ cho em biết vì sao trên Trái Đất có các mùa và hiện tượng ngày – đêm dài ngắn theo mùa”
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
a. Mục tiêu: HS mô tả được chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV thực hiện thí nghiệm di chuyển quả Địa Cầu quanh “Mặt Trời”, yêu cầu HS quan sát hình 1 và trả lời mục câu hỏi + GV yêu cầu HS quan sát GV làm mẫu hoặc quan sát hình 1 trong SGK và lần lượt thực hiện nhiệm vụ trong SGK ? Mô tả đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời + GV yêu cầu một số em lên bảng, sử dụng quả Địa Cầu để luyện tập + GV điều chỉnh hoặc hỏi những HS còn lại những động tác nào mà bạn thực hiện chưa đúng để lưu ý với cả lớp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời + Quỹ đạo chuyển động hình elip (GV giải thích về hình elip). + Hướng chuyển động từ tây sang đồng (ngược chiếu kim đồng hồ). + Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời hết 1 vòng 365 ngày 6 giờ (1 năm). + Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’
|