Phần luyện tập
Câu 1:
Lí do khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời sau:
- Ít người am hiểu về thơ ca ngoài những thi sĩ
- Người có học thì bận rộn chốn quan trường hoặc lận đận trong khoa cử, ít để ý đến thơ ca
- Có người quan tâm đến thơ ca nhưng không đủ năng lực và kiên trì
- Triều đình chưa quan tâm.
- Thời gian và binh hoả có sức huỷ hoại ghê sớm, tác giả xót xa trước thực trạng đau lòng.
Nghệ thuật lập luận:
- Nghệ thuật liên tưởng, so sánh thơ văn như khoái trá, gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc đẹp...
- Phương pháp lập luận quy nạp.
- Dùng câu hỏi tu từ: làm sao giữ mãi... được mà không...
- Lập luận chặt ché, chất trữ tình kết hợp với lập luận
Câu 2:
Hoàng Đức Lương đã sưu tầm thơ của tiền nhân bằng cách:
- "Tìm quanh hỏi khắp" để sưu tầm thơ ca của nhữnơ người đi trước.
- "thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều".
- Sau đó ông biên soạn, chọn ra những tác phẩm hay.
- Sau đó đặt tên sách là Trích diễm, gồm 6 quyển. Đây là công việc đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức, người không tâm huyết sẽ không làm được.
Câu 3:
Niềm thôi thúc tác giả vượt qua khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này là:
- Thực trạng tình hình sách vở về thơ ca Việt Nam rất hiếm "Không khảo cứu vào đâu được". Người học làm thơ phư Hoàng Đức Lương "chỉ trông vào thơ bách gia đời nhà Đường".
- Nhu cầu bức thiết phải biên soạn sách 'Trích diễm thi tập” bởi vì "một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trâm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản".
- Niềm tự hào về văn hiến dân tộc.
- Ý thức trách nhiệm trước di sản văn học của cha ông bị thất lạc.
- Tinh thần độc lập, tự chủ, ý chí tự cường trong văn học.
Câu 4:
Trước Hoàng Đức Lương, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng đã từng đề cập đến nền văn hiến của dân tộc:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Cả hai ý kiến đều phản ánh ý thức độc lập dân tộc và niềm tự hào về văn hiến dân tộc của nhân dân Việt Nam đang trên đà phát triển.
Phần luyện tập
Câu 1:
Dẫn chứng:
Nguyễn Trãi- Đại cáo bình Ngô:
"Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"
Trả lời người phương Bắc trả lời về phong tục nước Nam:
An Nam muốn hỏi rõ ràng
Pho nạ tục vốn thuần lương
Lễ lạc như tiền Hán
Y quan giống Thịnh Đường
(Theo thơ Lí Trần tập III)