Phần luyện tập
Câu 1:
Những phép tu từ được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật:
- So sánh,
- Nhân hóa,
- Ẩn dụ,
- Hoán dụ,
- Nói quá,
- Nói giảm, nói tránh
- Đảo ngữ
- Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu
- Tương phản, đối lập
- Chơi chữ
- Liệt kê
Câu 2:
Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa), tính hình tượng là cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Vì:
- Sáng tạo nghệ thuật mục đích vừa là phương tiện sáng tạo của nghê thuật nhằm phản ánh thế giới khách quan và sự cảm nhận chủ quan về thế giới ấy của người nghệ sĩ.
- Văn học là nghệ thuật ngôn từ mà chất liệu ngôn từ mà nhà văn sử dụng làm phương tiện để xây dựng hình tượng nghệ thuật.
- Bản thân hình tượng ngôn ngữ đã chứa đựng những yếu tố gây cảm xúc, truyền cảm và cách lựa chọn ngôn ngữ để xây dựng hình tượng cũng đã thể hiện cá tính sáng tạo của người lựa chọn.
Câu 3:
Điền vào chỗ trống những từ:
a. canh cánh
b. rắc- giết
Câu 4:
Phương diện so sánh | Thu vịnh | Tiếng thu | Đất nước |
Từ ngữ | gợi tả, ước lệ | giản dị, quen thuộc, tả thực | vui tươi, tả thực |
Nhịp điệu | chậm rãi với âm hưởng trang nhã, nhịp 4/3 ; 2/2/3 | âm điệu thổn thức, nhịp 3/2 | thơ tự do ngắt nhịp linh hoạt, nhịp điệu vui tươi |
Hình tượng | mùa thu thanh cao và tĩnh lặng với trời xanh, nước xanh, cây xanh | Lá vàng, hơi hướng tả thực, mới lạ | núi đồi, gió, rừng tre, trời thu, mang đến cho mùa thu thêm gần gũi |