Nội dung bài soạn
Câu 1:
Các động từ diễn tả trạng thái: “ đùn đùn” “ phun”” giương”.
Cảnh ngày hè được miêu tả mang sức sống mãnh liệt, sức sống như ứa căng, tràn đầy khiến cho màu xanh của hòa đùn đùn lên và tán giương bên trong, sức sống như ứa căng, tràn đầy khiến cho màu xanh của hoa hòe phủ rợp tán giương che mát.
Câu 2:
Bức tranh ngày hè có sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh, giữa cảnh vật với con người. Màu xanh mát của hoa hòe làm nền nổi bật lên sắc đỏ của hoa thạch lựu, tiếng lao xao chợ cá hòa cùng với tiếng ve kêu. => làm bật lên sự nhộn nhịp, sức sống của những ngư dân làng chài.
Câu 3:
Cảnh ngày hè không chỉ miêu tả bằng thị như thị giác mà còn miêu tả bằng thính giác, khứu giác. Từ sắc xanh của hòe, sắc đỏ của lựu, tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve kêu râm ran, những con người làng chài chất phác, tất cả như đang hòa quyện hài hóa với nhau tạo lên bức tranh thiên nhiên thật êm đềm bình dị.
Câu 4:
Hai câu thơ cuối:cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi muốn có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc ca sự no ấm, thái bình của người dân. Ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước.
Âm điệu những câu thơ lục ngôn ( sáu chữ) kết thúc như dồn nén trong câu chữ những tính cảm của ông dành cho nhân dân. Ông ước mơ người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm.
Câu 5:
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là lòng yêu đời yêu cuộc sống. Những câu văn miêu tả chân thực sống động trong " Cảnh ngày hè" đã thể hiện một tình yêu đời yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi. Ông luôn mong ước người dân không còn nghèo khổ có cuốc sống ấm lo, êm đềm hạnh phúc.
Phần luyện tập
Câu 1:
Vẻ đẹp thiên nhiện:
Những câu thơ đầu tiên,tác giả đã làm nổi bật lên bức tranh ngày hè tràn ngập sắc rực rỡ. Màu xanh mát của hoa hòe-hòe lục kết hợp với sắc đỏ của những quả lựu chín-hạch lưu cùng với ánh hồng của những đóa sen - hồng liên, hòa hợp với nhau lung linh trong nắng chiều vàng rực rỡ. Bức tranh ấy có sự hài hòa về màu sắc và cả âm thanh, mùi vị.
Tác giả đã sử dụng cả thị giác, thính giác, vị giác để cảm nhận cảnh vật xung quanh mình.Những từ ngữ "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn", "lao xao", "dắng dỏi" góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả – ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi.
=> phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày
Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ của tác giả: " Dẽ có Ngu cẩm đàn một tiếng/ Dân giàu dủ khắp đòi phương".. Ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước. Nhìn thấy dân làng chài trong cảnh yên vui cũng đủ khiến ông yên lòng. Ông ước mơ người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm.
Qua bài thơ ta thấy được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, một tấm lòng luôn hướng về quê hương, nhân dân, đất nước.