Nội dung bài soạn
Câu 1:
a, Phần tóm tắt và sự khác nhau là:
- Bài tóm tắt (1) và (2) khác nhau ở chỗ: ở bài tóm tắt (1) là tóm tắt toàn bổ câu chuyện để người đọc có thể hiểu và nắm bắt được cốt truyện, còn bài tóm tắt (2) là tóm tắt dùng dẫn chứng để nêu ra ý kiến
b) Cách tóm tắt:
- Bài tóm tắt (1): tóm tắt đầy đủ câu chuyện theo diễn biến của cốt truyện.
- Bài tóm tắt (2): chỉ lựa chọn một số sự việc, chi tiết tiêu biểu phục vụ cho việc làm sáng tỏ ý kiến trong bài nghị luận của mình. Cách tóm tắt rất cô đúc, gọn, rõ ràng.
Câu 2:
Vốn có ý đồ dòm ngó tới lãnh thổ nước ta, Triệu Đà nhiều lần đem quân sang xâm chiếm Âu Lạc. Thế nhưng lần nào đem quân sang Triệu Đà đều nhận kết cục thảm hại. Triệu Đà bèn đem con trai mình là Trọng Thủy sang kết hôn với con gái vua An Dương Vương là Mị Châu để cầu hòa hai nước. Sau khi vua An Dương Vương đồng ý mối hôn sự này, Trọng Thủy ở lại Âu Lạc với ý đồ mật thám dò xét bí quyết chiến thắng của vua An Dương Vương. Sau khi dối gạt để Mị Châu đem lòng thương yêu, tin tưởng, Trọng Thủy nhờ Mị Châu dẫn đi xem trộm nỏ thần. Thừa dịp, Trọng Thủy đem đánh tráo nỏ thần và sau đó xin phép vua An Dương Vương về nước thăm cha bệnh nặng. Trước lúc ra đi Trọng Thủy hứa hẹn với Mị Châu, tặng Mị Châu chiếc áo lông ngỗng dặn rằng nếu có chuyện gì xảy ra thì sẽ theo dấu áo lông ngông để lại để tìm nàng. Thủy trở về cùng cha đem quân sang xâm lược. Không có nỏ thân, đội quân vua An Dương Vương đại bại nhanh chóng. Nước mất nhà tan, vua An Dương Vương cùng con gái cưỡi ngựa chạy ra hướng biển. Nhớ lời Trọng Thủy dặn, Mị Châu rứt rông áo ngỗng đánh dấu đường. Thủy theo đấu Mị chạy đuổi theo nhưng đến nơi đã thấy Mị Châu chết tự bao giờ. Trọng Thuỷ ôm xác Mị Châu đem về Loa Thành an táng. Một hôm trong khi đi tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng dáng Mị Châu dưới nước bèn cứ thế lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau đồn rằng đem nước ở giếng này mà rửa ngọc minh châu thi thấy ngọc cứ ngày một sáng thêm lên.
Câu 3:
Tấm là chị cùng cha khác mẹ với Cám. Khi cha mẹ qua đời Tấm ở với dì ghẻ và Cám. Từ nhỏ Cám đã được mẹ cho ăn ngon, mặc đẹp, cưng chiều không phải làm gì cực nhọc trong khi đó Tấm phải làm lụng quần quật suốt ngày. Một hôm, dì gọi hai chị em lại đưa cho hai cái giỏ dặn ai ra đồng bắt được nhiều tôm cá hươn sẽ được thưởng cái yếm đỏ. Vốn bản tính chăm chỉ Tấm chăm chỉ bắt được một giỏ đầy nhưng bị Cám lừa mất. Tấm òa khóc. Bụt hiện ra bảo Tấm đem con cá bống còn sót lại về nuôi. Khi cá lớn, mẹ con Cám rình bắt cá làm thịt ăn. Tấm lại khóc. Bụt bảo đem xương cá bỏ vào bốn lọ rồi chôn dưới chân giường. Đến ngày vua mở hội, Bụt bảo Tấm đào bốn lọ ấy lên để lấy quần áo đẹp đi dự hội. Tấm nghe lời, quả nhiên có quần áo, ngựa đẹp và cả đôi giày thêu xinh xắn. Trên đường đi hội Tấm làm rơi một chiếc giày. Vua nhặt được, liền đem chiếc giày đó cho mọi người ướm thử, bảo rằng ai ướm vừa chân sẽ được vua lấy làm vợ. Tất cả mọi người háo hức thử hài trong đó có cả mẹ con nhà cám nhưng không một ai đi vừa đôi hài. Đến lượt Tấm đi vừa như in liền được vua lấy rước vào cung. Ngày giỗ cha, Tấm về nhà soạn cỗ cúng. Mẹ con Cám lừa Tấm leo lên cây cau rồi đốn ngã cây làm Tấm chết, rồi Cám vào cung thay Tấm. Tấm chết hóa thành chim vàng anh, suốt ngày quanh quẩn bên vua, Cám liền bắt chim làm thịt ăn. Lông chim vàng anh biến thành cây xoan đào, Cám liền đốn cây xoan đào, lấy gỗ làm khung cửi. Lại đốt khung cửi rồi đem tro đổ thật xa. Từ đống tro ấy mọc lên một cây thị, trên cây có một quả thật to. Một bà lão đem quả thị đó về nhà, nâng niu vô cùng. Tấm chui ra từ quả thị , giúp đỡ bà cụ làm việc nhà. Bà cụ rình thấy, liền chạy vào ôm chầm Tấm và xé bỏ vỏ quả thị. Từ đó hai bà cháu sống với nhau rất đầm ấm. Một hôm vua vào quán nước của bà cụ, nhìn thấy miếng trầu do Tấm têm mà nhận ra vợ. Tấm theo vua trở về cung, trừng phạt mẹ con Cám, rồi sống hạnh phúc trong cung.