Luyện tập
Bài tập 1: Trang 116 sgk ngữ văn 12 tập 2
So sánh sự giống và khác nhau của hai phần mở sau đây trong bài văn nghị luận về tác phẩm Ông già và biển cả với đề bài: "Cảm nhận về số phận của con người qua hình tượng Ông lão đánh cá Xan -ti -a- gô trong tác phẩm Ông già và biển cả của nhà văn Ơ. Hê -minh -uê."
(1)
Ông già và biển cả (1952) là tác phẩm thể hiện rõ nét bút pháp và quan niệm nghệ thuật của Ơ. Hê -minh -uê. Trong truyện ngắn này, tác giả đã khắc họa hình tượng Con người đối mặt với Đại dương. Cuộc quyết đấu của ông lão đánh cá Xan -ti -a -gô trước biển ới khát vọng lớn lao, chiến thắng phi thường và cả nỗi mất mát đau đớn là một biểu tượng đầy sức gợi mở và ám ảnh
(2)
Ôi! biết bao thuyền viên thuyền trưởng
Buổi ra đi vui sướng đường xa
Bi kịch của con người trước biển cả cũng là bi kịch của khát vọng quá lớn và những thất bại không thể tránh khỏi trên hành trình tìm kiếm những giá trị của tồn tại. Nhưng vì sao hành trình ấy vẫn thôi thúc con người? Và con người ấy vẫn ra đi theo tiếng gọi của biển cả bí ẩn?Vì sao hành trình ấy vẫn tiếp nổi không ngừng trong suốt lịch sử của loài người như một khúc bi ca bất tận, như một bản giao hưởng diễm tuyệt? Liệu số phận của con người trong Ông già và biển cả của Ơ. Hê - minh -uê có phải là một phần của bản giao hưởng bi tráng đó.
Bài Làm:
- Cách mở bài (1):
Giới thiệu trực tiếp vấn đề, ngắn gọn, khái quát về tác phẩm và nội dung cần nghị luận.
Ưu điểm: nhấn mạnh ngay phạm vi vấn đề, nêu bật luận điểm quan trọng giúp người đọc tiếp nhận văn bản, nắm bắt cụ thể vấn đề.
- Cách mở bài (2):
Giới thiệu nội dung bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến nội dung chính qua luận cứ, luận chứng.
Ưu điểm: giới thiệu vấn đề tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho người tiếp nhận.