Phân tích tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

Bài Làm:

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và giúp ta có được những bài học bổ ích.

Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ, nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là một suy nghĩ sai lầm, song điều này rất dễ hiểu: ếch đã bao giờ bước ra khỏi cái miệng giếng đó đâu, nên nó không biết thế giới ngoài kia còn bao điều to lớn là phải!

Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời. Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng không, nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó. Vậy nên nó đi lại nghênh ngang kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu đi qua dẫm bẹp cũng là điều dễ hiểu. Đó là hậu quả tất yếu của thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng. Giá mà ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Nhưng tiếc thay, nó đã không biết thân biết phận như vậy thì nếu không bị trâu dẫm, nó cũng sẽ gặp phải một tai hoạ khác.

Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh.

Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vây, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn bài 2 Đọc Những cái nhìn hạn hẹp

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu hỏi 1: Tóm tắt nội dung câu chuyện và xác định đề tài của hai văn bản.

Xem lời giải

Câu hỏi 2: Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?

Xem lời giải

Câu hỏi 3: Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi). Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?

Xem lời giải

Câu hỏi 4: Em rút ra bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi?

Xem lời giải

Câu hỏi 5: Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?

Xem lời giải

Câu hỏi 6: Chọn một trong hai bài tập sau:

 - Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có).

- Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa,...

Xem lời giải

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Những cái nhìn hạn hẹp?

Xem lời giải

Câu 2. Nội dung chính của văn bản Những cái nhìn hạn hẹp?

Xem lời giải

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Những cái nhìn hạn hẹp

Xem lời giải

Câu hỏi 5. Phân tích tác phẩm Thầy bói xem voi

Xem lời giải

Câu hỏi 6. Em hãy cho biết mối quan hệ giữa câu thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" với truyện ngụ ngôn này.

Xem lời giải

Câu hỏi 7. Hãy tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ phản ánh kinh nghiệm tương tự truyện ngụ ngôn này.

Xem lời giải

Câu hỏi 8. Việc cãi nhau của 5 ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" thể hiện điều gì?  Nguyên nhân chủ yếu là do đâu? Theo em, hiện tượng này còn tồn tại phổ biến trong xã hội ngày  nay không? Cho ví dụ.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.