I. Bài tập 1
- Có thể khẳng định Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con là truyện ngụ ngôn dựa vào đặc điểm đề tài, cốt truyện, sự kiện/ sự việc, nhân vật.
- Đối với Ếch ngồi đáy giếng:
+ Đề tài: Cái nhìn, nhận thức của con người.
+ Cốt truyện: Xoay quanh một hành vi ứng xử, quan niệm, nhận thức phiến diện, sai lầm của ếch: coi mình là chúa tể; để từ đó hướng đến một bài học, lời khuyên đối với con người.
+ Sự kiện chính: Ếch được ra khỏi giếng nhưng vẫn tưởng mình là chúa tể.
+ Nhân vật: sử dụng danh từ chung là tên các loài vật.
- Đối với Thầy bói xem voi:
+ Đề tài: Cái nhìn, nhận thức của con người.
+ Cốt truyện: Xoay quanh một hành vi ứng xử, quan niệm, nhận thức phiến diện, sai lầm của các thầy bói: mỗi người có nhận định phiến diện về con voi.
+ Sự kiện chính: Mỗi thầy bói sờ một bộ phận của voi và bảo thủ, cho mình là đúng dẫn đến đánh nhau toác đầu chảy máu.
+ Nhân vật: Tên các nhân vật là danh từ chung chỉ nghề nghiệp: người quản voi, thầy bói,...
- Đối với Hai người bạn đồng hành và con gấu:
+ Đề tài: Tình bạn.
+ Cốt truyện: Xoay quanh một hành vi ứng xử của một người bạn đồng hành trước cảnh bạn mình gặp nguy hiểm.
+ Sự kiện chính: Một người bạn đã bỏ mặc bạn mình trong lúc nguy hiểm.
+ Nhân vật: Sử dụng danh từ chung: “hai người bạn đồng hành”, “người này”, “người kia”, “gấu”.
+ Không gian: không xác định, miêu tả cụ thể: “Một con đường”, “một khu rừng”,...
- Đối với Chó sói và chiên con:
+ Đề tài: Cách ứng xử của những kẻ có quyền thế trong cuộc sống.
+ Cốt truyện: Xoay quanh một hành vi ứng xử của sói đối với chiên con: tìm đủ mọi cớ để có thể ăn thịt.
+ Sự kiện chính: Chó sói tìm đủ mọi cớ để ăn thịt được chiên con.
+ Nhân vật: Sử dụng danh từ chung: “chó sói”, “chiên con”.
+ Không gian: Sử dụng danh từ chung, không được xấc định, miêu tả cụ thể: “một con suối”, “nguồn nước sinh hoạt chung”.
II. Bài tập 2
Hậu quả của cái nhìn hạn hẹp của con ếch và các ông thầy bói mù và bài học chung có thể rút ra từ hai truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi: Sự trả giá bằng sinh mạng hoặc thương vong do mâu thuẫn xô xát, đánh nhau. Bài học về nhận thức bản thân, nhận thức thế giới và các sự vật, nắm bắt lẽ phải trong các tình huống của đời sống.
III. Bài tập 3
- Hai người bạn đồng hành và con gấu:
+ Tính cách người bỏ rơi bạn chạy tháo thân: ích kỉ, không đáng tin, tò mò,...; tính cách người bị bỏ rơi: hóm hỉnh.
+ Ấn tượng: về sự may mắn, về sự ích kỉ, về sự hóm hỉnh, về câu nói.
- Chó sói và chiên con:
+ Chó sói: hiện thân cho “kẻ mạnh”, kẻ bạo tàn; để thỏa mãn nhu cầu (cơn đói) của mình sẵn sàng bịa đặt, vu khống, bắt nạt, giết hại kẻ yếu. Trong trường hợp này nói chân lí thuộc về kẻ mạnh hay “kẻ mạnh cái lẽ vẫn già” thực a để nói sẽ không có lẽ phải, đạo lí nào cả.
+ Chiên con: hiện thân cho sự vô tội, sự thật, lẽ phải nhưng là kẻ yếu, bị kẻ mạnh ức hiếp, vùi dập, hãm hại.
+ Ấn tượng về một chú chiên con đáng thương; một gã chó sói tàn bạo bất chấp lẽ phải.
IV. Bài tập 4
Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, cần lưu ý:
- Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
- Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện.
- Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên.
- Bố cục bài viết cần đảm bảo:
+ Mở bài: giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
+ Thân bài: thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật/ sự kiện lịch sử; kết hợp kể chuyện với miêu tả.
+ Kết bài: khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết.
Thực hành sửa đoạn văn bằng cách đặt dấu chấm lửng cho phù hợp.
V. Bài tập 5
Nên chuẩn bị và trình bày bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn cho hấp dẫn bằng cách:
- Trình bày đủ các phần mở đầu, phần chính và kết thúc.
- Có những lưu ý chung, gợi mở dự đoán về bài học sẽ được rút ra.
- Trình bày gọn, rõ về diễn biến của các sự việc trong câu chuyện.
- Sử dụng từ ngữ hình ảnh, giọng điệu phù hợp, có những thay đổi cần thiết.
- Thể hiện được tính hài hước, triết lí của truyện ngụ ngôn.
- Chủ động, tự tin, nhìn vào người nghe khi nói.
- Bảo đảm thời gian quy định.
Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nói và nghe bằng cách:
- Nhấn mạnh tính hài hước trong câu chuyện
- Sử dụng hình thức chế, nhại
- Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh
VI. Bài tập 6
Đặc điểm chức năng và cách sử dụng dấu chấm lửng:
+ Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết khi kết hợp với dấu phẩy đứng trước nó.
+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
+ Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.
+ Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng.
VII. Bài tập 7
- Đời sống có nhiều tình huống có nguy cơ dẫn đến sai làm trong nhận thức, hành động, ứng xử; cần tỉnh táo cảnh giác để tránh sai lầm.
- Mỗi câu chuyện trong truyện ngụ ngôn hay lời khuyên trong ca dao tục ngữ, gắn với tình huống đều hàm chứa một bài học, khi đọc truyện, đọc VB cần nhận ra bài học ấy.
- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn, khác với nhân vật loài vật trong truyện đồng thoại, thường là hiện thân của các ngộ nhận, hành động sai l