Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Văn bản tổng kết". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 2.
Bài Làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Văn bản tổng kết chia làm hai loại: Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn và Văn bản tổng kết tri thức. Tùy thuộc vào yêu cầu và nội dung, văn bản tổng kết có thể thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính hoặc phong cách ngôn ngữ khoa học.
B. Nội dung chính cụ thể
I. Tìm hiểu chung về văn bản tổng kết
- Văn bản tổng kết chia làm hai loại: Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn và Văn bản tổng kết tri thức
Ví dụ: Văn bản tổng kết hoạt động của Chi đoàn 12A3 quý IV năm 2017; Văn bản tổng kết hoạt động thi đua chào mừng ngày 20/11 của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong; Văn bản tổng kết kiến thức chương trình Văn lớp 12....
II. Cách viết văn bản tổng kết
- Một văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn bao gồm: mục đích, yêu cầu, những hoạt động chính, bài học kinh nghiệm (đánh giá chung); mục đích là nhìn nhận, đánh giá khách quan kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc
- Có 2 loại văn bản tổng kết là văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn và văn bản tổng kết tri thức. Mỗi loại lại có mục đích và yêu cầu riêng
- Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn:
- Mục đích, yêu cầu: Nhìn nhận, đánh giá khách quan kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc
- Nội dung chính: mục đích, yêu cầu, những hoạt động chính, bài học kinh nghiệm...
- Văn bản tổng kết tri thức:
- Mục đích, yêu cầu: tổng kết tri thức hoặc các thành tựu nghiên cứu đã đạt được
- Nội dung: lần lượt trình bày khái quát các tri thức và thành tựu đã đạt được.
Ví dụ 1: Bài tổng kết thuộc loại văn bản tổng kết tri thức và thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học. Bài tổng kết nhằm tổng kết lại các tri thức về tiếng Việt, phần hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ với những nội dung kiến thức khái quát của cá đơn vị kiến thức đã học.
- Tùy thuộc vào yêu cầu và nội dung, văn bản tổng kết có thể thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính hoặc phong cách ngôn ngữ khoa học.