Nội dung bài học gồm hai phần
- Lý thuyết về tính chất hóa học của nhôm và sắt
- Giải các thí nghiệm SGK
A. Lý thuyết
1. Tính chất hóa học của nhôm
a, Tác dụng với phi kim:
- Phản ứng với oxi tạo thành oxit:
4Al + 3O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ 2Al2O3
- Phản ứng với phi kim khác tạo thành muối:
2Al + 3Cl2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ 2AlCl3
b, Tác dụng với dung dịch axit
- Tạo thành muối và giải phóng khí H2
2Al + H2SO4 → 2AlCl3 + 3H2↑
Chú ý: Nhôm không tác dụng với HNO3 đặc , nguội và H2SO4 đặc nguội.
c, Nhôm tác dụng với dung dịch muối:
2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu
d, Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
2. Tính chất hóa học của sắt
a, Tác dụng với phi kim
- Tác dụng với oxi tạo ra oxit sắt từ:
3Fe + 2O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ Fe3O4
- Tác dụng với clo tạo thành sắt (III) clorua
2Fe + 3Cl2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ 2FeCl3
- Tác dụng với phi kim khác tạo thành muối.
b, Tác dụng với dung dịch axit
- Tạo thành muối sắt (II) và giải phóng khí H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Chú ý: Sắt không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc, nguội.
c, Tác dụng với dung dịch muối
- Sắt tác dụng với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành muối mới và kim loại mới.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
B. Giải các thí nghiệm SGK
B. Bài tập & Lời giải
Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi
Lấy một ít bột nhôm rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn (hình 2.10 trang 55)
- Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết phương trình hóa học.
- Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng
Xem lời giải
Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh
Lấy một thìa nhỏ hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng vào ống nghiệm. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn (hình 2.20).
- Quan sát hiện tượng. Cho biết màu sắc của sắt, lưu huỳnh, hỗn hợp bột (sắt + lưu huỳnh) và chất tạo thành sau phản ứng
- Giải thích và viết phương trình hóa học.
Xem lời giải
Thí nghiệm 3: Nhận biết kim loại Al, Fe
Lấy một ít bột kim loại Al, Fe và hai ống nghiệm (1) và (2).
Nhỏ 4 - 5 giọt dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm (1) và (2).
- Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Cho biết mỗi lọ đựng kim loại nào? Hãy giải thích