Bài tập tính công suất định mức của dụng cụ điện

Bài 3: Trên bóng đèn có ghi 220V – 75W

a) Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của bóng đèn (Xem điện trở của đèn phụ thuộc không đáng kể vào nhiệt độ).

b) Khi hiệu điện thế trên mạng điện bị sụt 10% thì công suất của đèn bị sụt bao nhiêu phần trăm.

c) Khi hiệu điện thế mắc vào đèn giảm đi n lần thì công suất tiêu thụ của nó tăng hay giảm bao nhiêu lần? Áp dụng trường hợp khi hiệu điện thế giữa hai đầu đèn giảm 3 lần thì công suất như thế nào?

Bài 4: Trên một bàn là có ghi 110V - 880W và trên bóng đèn dây tóc có ghi 110V - 55W.

a, Tính điện trở của bàn là và của đèn khi chúng hoạt động bình thường.

b, Có thể mắc nối tiếp bàn là và bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V được không? Vì sao?

c, Có thể mắc nối tiếp hai dụng cụ điện này với hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu để chúng không bị hỏng? Tính công suất của mỗi dụng cụ khi đó?

Bài Làm:

Bài 3: 

a, Điện trở của đèn:

R = $\frac{U^{2}}{P}$ = 645Ω

Cường độ dòng điện định mức của đèn:

I = $\frac{P}{U}$ = 341A

b) Khi bị sụt 10% thì còn lại 90%:

U’ = 0,9.U = 0,9.220 = 198V

Công suất của đèn lúc đó:

P' = $\frac{U'^{2}}{R}$ = 61 W

Độ sụt của công suất là: 

$\frac{P - P'}{P}$ = 19%

c, Khi hiệu điện thế là U thì: P = $\frac{U^{2}}{R}$ 

Khi hiệu điện thế giảm đi n lần: 

P' = $\frac{U'^{2}}{R}=\frac{\left ( \frac{U}{n} \right )^{2}}{R}=\frac{U^{2}}{n^{2}R}=\frac{P}{n^{2}}$

Khi hiệu điện thế giảm n lần thì công suất tiêu thụ giảm nlần.

Áp dụng khi hiệu điện thế giảm 3 lần:

P' = $\frac{P}{3^{2}}=\frac{P}{9}$

Bài 4: 

a, Điện trở của bàn là là: $R_{1}=\frac{U_{1}^{2}}{P_{1}}$ = 13,75Ω

Điện trở của bóng đèn là: $R_{2}=\frac{U_{2}^{2}}{P_{2}}$ = 220Ω

b, Không thể mắc nối tiếp bàn là và bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V được vì:

R1 < R2 => U1 < 110V; U2 > 110V

=> Bóng đèn sẽ bị hỏng.

c, Để mắc nối tiếp hai dụng cụ điện này vào hiệu điện thế lớn nhất mà chúng không bị hỏng thì hiệu điện thế và cường độ dòng điện qua từng dụng cụ không thể vượt quá các giá trị định mức của chúng tức là:

Iđ = Ibàn là = Imin

Mà:  Ibàn là =  $\frac{U_{1}}{R_{1}}$ = $\frac{110}{13,75}$ = 8A

Iđ = $\frac{U_{2}}{R_{2}}$ = $\frac{110}{220}$ = 0,5A

=>  Imin = Iđ = 0,5A

Vì hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt vào đoạn mạch sẽ tạo ra cường độ dòng điện tương ứng bằng với cường độ định mức của đèn.

Hiệu điện thế của toàn mạch khi đó:

U = Iđ.(R1+ R2 = 0,5.(13,75 + 220)  = 116,875V

Công suất của mỗi dụng cụ khi đó:

Pbàn là = R1.I2 =  13,75.0,52 = 3,4375W

Pđ = R2.I2 =  220.0,52 = 55W

 

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Chuyên đề vật lý 9: Công và công suất của dòng điện

Bài 1: Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220V – 100W. Trên bóng đèn dây tóc Đ2 có ghi 220V – 75W. Mắc hai bóng đèn nối tiếp với nhau rồi mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất điện của đoạn mạch nối tiếp này, cho rằng điện trở của mỗi đèn khi đó bằng 50% điện trở của đèn đó khi sáng bình thường.

Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ:

Bài tập tính công suất điện

Biết U = 110V, R1 = R2 = R3 = 20Ω, R4 = 15Ω, R5 = 30Ω. Số chỉ của ampe kế là 2A. Tính:

a, Điện trở tương đương của toàn mạch

b, Công suất của toàn mạch

Xem lời giải

Bài 5: Có hai điện trở là R1 = 6 Ω và R2 = 12 Ω được mắc thành bộ rồi mắc vào hiệu điện thế 18V. Tính điện năng mà bộ điện trở đã tiêu thụ trong 15 phút trong hai trường hợp:

a) Hai điện trở mắc nối tiếp.

b) Hai điện trở mắc song song.

Bài 6: Một động cơ điện có ghi 220V - 2,2kW. Biết hiệu suất của động cơ là 80%. Động cơ hoạt động liên tục trong 2 giờ ở hiệu điện thế 220V. Tính:

a, Điện năng tiêu thụ của dộng cơ trong thời gian trên.

b, Công có ích và công hao phí của động cơ trong thời gian đó.

Bài 7: Một bóng đèn dây tóc loại 220V – 100W và một bóng đèn neon loại 220V – 16W. Được sử dụng ở hiệu điện thế là 220V.

a) Muốn chúng sáng bình thường thì phải mắc chúng như thế nào?

b) So sánh số tiền phải trả cho mỗi bóng trong thời gian một tháng và cho nhận xét. Biết 1 tháng có 30 ngày, mỗi ngày thắp sáng trong 6 giờ và giá tiền điện là 1000 đồng/1 kW.h

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề vật lý 9, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề vật lý 9, loạt bài giải bài tập Chuyên đề vật lý 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.