Bài tập tính hiệu điện thế giữa hai điểm bất kì trên mạch điện

Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ:

Bài tập tính hiệu điện thế giữa hai điểm bất kì trên mạch

R1 = R2 = 2R3= 20 Ω; R4 = 20Ω; R5 = 12Ω. Ampe kế chỉ 4A

a, Tính điện trở của đoạn mạch AB.

b, Tính các hiệu điện thế UAC, UAD.

Bài 5: Cho mạch điện như hình vẽ:

Bài tập tính hiệu điện thế giữa hai điểm bất kì trên mạch

R1 = 5Ω;  R2 = 4Ω;  R3= 3 Ω; R4 = R5 = 2Ω. Cường độ dòng điện qua mạch chính là I = 2A

a, Tính UAB

b, Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở

c, Tính UAC, UDC.

Bài Làm:

Bài 4:

a, R12 = R1 + R2 = 40Ω

Điện trở của đoạn mạch CB là:

RCB = R123 = $\frac{R_{12}.R_{3}}{R_{12}+R_{3}}$ = 8Ω

Điện trở của đoạn mạch gồm R5 nối tiếp với R123 là:

R1235 = R5 + R123 = 20Ω

Điện trở của đoạn mạch AB là:

RAB = $\frac{R_{1235}.R_{4}}{R_{1235}+R_{4}}$ = 10Ω

b, Vì điện trở hai mạch nhánh bằng nhau (R4 = R1235) nên I5 = I4 = 4A

Vậy UAC  = U5 = I5.R5 = 4.12 = 48 V

Mà R1 + R2 = 4R3 cho nên I3 = 4I1, I1 + I3 = I5 = 4A, nên I1 = 0,8A

Mà UAD = UAC + UCD = UAC + I1.R1 = 48 + 0,8.20 = 64V

Bài 5: 

a, R23 = R2 + R3 = 7Ω; R45 = R4 + R5 = 4Ω

R2345 = $\frac{R_{23}.R_{45}}{R_{23}+R_{45}}$ = 2,5 Ω

Điện trở đoạn AB là:

RAB = R1 + R2345 = 5 + 2,5 = 7,5Ω

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB là:

UAB = IAB . RAB = 2.7,5 = 15(V)

b, U1 = I.R1 = 2.5 = 10 (V)

Mặt khác UAB = UAM + UMB = U1 + UMB

=> UMB = UAB - U1 = 15 - 10 = 5 (V)

Vì R4 = R5 = 2Ω => U4 = U5 = $\frac{U_{MB}}{2}$ = 2,5V.

Cường độ dòng điện qua hai điện trở R2 và R3 là:

I1 = I2 = I23 = $\frac{U_{MB}}{R_{23}}$ = 0,71A

U2 = I23.R2 =  0,71.4 = 2,84V , U3 = I23.R3 = 0,71.3 = 2,13V.

c, Hiệu điện thế giữa hai đầu AC là:

UAC = UAM + UMC = U1 + U2 = 10 + 2,84 = 12,84V

Hiệu điện thế giữa hai đầu DC là: 

UDC = UDM + UMC = UMC – UMD = U2 – U4

=> UDC = 2,84 – 2,5 = 0,34V.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Chuyên đề vật lý 9: Định luật ôm cho đoạn mạch mắc hỗn hợp đơn giản

Bài 1: Cho 3 điện trở giống nhau cùng có giá trị là R. Hãy vẽ sơ đồ các cách mắc ba điện trở trên vào hai điểm A, B và tính điện trở của mỗi đoạn mạch.

Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ

Bài tập vận dụng định luật ôm cho đoạn mạch hỗn hợp

Biết UAB  = 35V: R1 = 15Ω: R2 = 3Ω; R3 = 7Ω: R4 = 10Ω

a, Tính điện trở của đoạn mạch AB

b, Tính cường độ dòng điện qua các điện trở.

Bài 3: Cho hai bóng đèn loại 12V – 0,8A và 12V – 1,2A

a, Các kí hiệu 12V-0,8A và 12V-1,2A cho biết điều gì ? Tính điện trở của mỗi bóng đèn .

b, Mắc nối tiếp hai bóng đèn trên với nhau vào hiệu điện thế 24V . Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi bóng đèn và nêu nhận xét về độ sáng của mỗi bóng đèn

c, Để hai đèn sáng bình thường phải mắc chúng như thế nào vào mạch điện có hiệu điện thế 12V

d, Khi mắc nối tiếp hai bóng đèn trên vào mạch điện có hiệu điện thế U = 24V , để hai đèn sáng bình thường thì phải mắc thêm điện trở Rx vào hai đầu bóng đèn 12V-0,8A . Tính độ lớn của điện trở Rx ?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề vật lý 9, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề vật lý 9, loạt bài giải bài tập Chuyên đề vật lý 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.