Trắc nghiệm sinh học 11 học kì I (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Ở người, chất được biến đổi hoá học ngay từ miệng là

  • A. prôtêin 
  • B. tinh bột
  • C. lipit 
  • D. xenlulôzơ

Câu 2: Các nguyên tố nào sau đây chiếm 1 tỉ lệ  ≤ 100mg/1kg chất khô của cây?

  • A. Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. 
  • B. Fe, Mn, Mg, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. 
  • C. Fe, Mn, B, Ca, Zn, Cu, Mo, Ni. 
  • D. Fe, Mn, B, Cl, Zn, C, Mo, Ni.  

Câu 3: Tôm, cua, trai, sò, hến có hệ tuần hoàn

  • A. kín.
  • B. hở. 
  • C. đơn.
  • D. kép.

Câu 4: Các loài động vật tiêu hóa thức ăn bằng túi tiêu hóa là

  • A. động vật đơn bào.
  • B. các loài ruột khoang và giun dẹp.
  • C. động vật có xương sống.
  • D. côn trùng và giun đất.

Câu 5: Các phân tử H2O có khả năng liên kết với nhau thành một dòng liên tục trong mạch dẫn của cây. Nguyên nhân là vì:

  • A. các phân tử H2O có sức căng bề mặt lớn.
  • B. các phân tử H2O có tính phân cực.
  • C. các phân tứ H2O có độ nhớt cao.
  • D. các phân tử H2O có dạng lỏng, không mùi vị. 

Câu 6: Có thể đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay vì nơi đó có

  • A. động mạch chủ. 
  • B. tĩnh mạch chủ.
  • C. mao mạch. 
  • D. đủ cả hệ mạch.

Câu 7: Ở động vật nhai lại, sự tiêu hoá ở dạ cỏ diễn ra như thế nào?

  • A.Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
  • B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
  • C. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.
  • D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

Câu 8: Tụy tiết ra hoocmôn nào?

  • A. Anđôstêrôn, ADH.   
  • B. Glucagôn, Isulin.
  • C. Glucagôn, renin.       
  • D. ADH, rênin.

Câu 9: Đối với quá trình quang hợp, nước có bao nhiêu vai trò sau đây?

(1) Nguyên liệu tham gia trực tiếp vào phản ứng quang hóa.

(2) Điều tiết đóng mở khí khổng.

(3) Môi trường diễn ra các phản ứng.

(4) Giúp vận chuyển sản phẩm quang hợp.

Phương án trả lời:

  • A. 4.
  • B. 1.
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 10: Ý nghĩa của hướng trọng lực đối với cây là

  • A. giúp rễ cây tìm đến nguồn nước để hút nước.
  • B. giúp cây luôn hướng về ánh sáng để quang hợp.
  • C. rễ cây mọc vào đất để giữ cây và hút chất dinh dưỡng.
  • D. giúp cây bám vào vật cứng khi tiếp xúc.

Câu 11: Ở trùng biến hình, thức ăn được

  • A. tiêu hóa ngoại bào. 
  • B. tiêu hoá nội bào.
  • C. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.
  • D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 12: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự:

  • A. Chu trình crep → Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.    
  • B. Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep.    
  • C. Đường phân → Chu trình crep → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
  • D. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep → Đường phân.

Câu 13: Vai trò của phôtpho đối với thực vật là: 

  • A. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.
  • B. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.
  • C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
  • D. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

Câu 14: Yếu tố bên trong cơ thể thực vật đóng vai trò điều tiết hướng động là

  • A. Sự tăng nhiệt độ trong tế bào. 
  • B. Hocmon sinh trưởng.
  • C. Sự thay đổi độ pH trong tế bào.
  • D. Sự thay đổi tính thấm của màng tế bào.

Câu 15: Ruột già ở người, ngoài chức năng chứa các chất cặn bã thải ra ngoài còn có tác dụng gì?

  • A. Tiêu hóa tiếp tục xenlulozơ.
  • B. Tái hấp thu nước.
  • C. Hấp thu một số chất dinh dưỡng còn sót lại ở ruột non.
  • D. Tiêu hóa tiếp tục protein.

Câu 16: Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là

  • A. nước. 
  • B. ion khoáng. 
  • C. nước và ion khoáng.
  • D. Saccarôza và axit amin

Câu 17: Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn của hệ tuần hoàn kép ở thú theo trật tự nào dưới đây?

  • A. Tim -> động mạch chủ -> tĩnh mạch chủ -> tim.
  • B. Tim -> mao mạch -> động mạch chủ -> tĩnh mạch chủ ->Tim.
  • C. Tim -> tĩnh mạch chủ -> mao mạch -> Động mạch chủ -> tim.
  • D. Tim -> động mạch chủ -> mao mạch -> tĩnh mạch chủ -> tim.

Câu 18: Cảm ứng của động vật là phản ứng lại các kích thích

  • A. của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  • B. của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  • C. định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  • D. vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

Câu 19: Thực vật C4 có năng suất sinh học cao hơn thực vật C3

  • A. sống ở vùng giàu ánh sáng.
  • B. có điểm bù CO2 thấp.
  • C. không có hô hấp sáng.
  • D. nhu cầu nước thấp.

Câu 20: Nhóm thực vật nào sau đây có năng suất sinh học cao nhất?

  • A. lúa, khoai, sắn.
  • B. thanh long, xương rồng, dứa.
  • C. ngô, mía, rau dền.
  • D. trường sinh, cỏ gấu, đậu.

Câu 21: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư?

  • A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.  
  • B. Vì phổi thú có diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.
  • C. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn.
  • D. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.

Câu 22: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch

  • A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
  • B. nằm dọc theo lưng và bụng.
  • C. nằm dọc theo lưng.
  • D. được phân bố ở một số phần cơ thể.

Câu 23: Khi nói về hướng động của thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) ngọn cây có tính hướng đất âm.

(2) rễ cây có tính hướng trọng lực dương.

(3) rễ cây có tính hướng sáng âm.

(4) ngọn cây có tính hướng sáng âm.

Số phát biểu đúng là:

  • A. 1.
  • B. 2. 
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 24: Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?

  • A. Lá.
  • B. Rễ.
  • C. Thân.
  • D. Hoa

Câu 25: Tim chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm như thế nào?

  • A. Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim.
  • B. Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và giảm sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và tăng co tim.
  • C. Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và giảm sức co tim. Dây đối giao cảm làm tăng nhịp và sức co tim.
  • D. Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm tăng nhịp và giảm sức co tim.

Câu 26: Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình:   

  • A. Tổng hợp ADN.
  • B. Tổng hợp lipit.
  • C. Tổng hợp cacbôhđrat.
  • D. Tổng hợp prôtêin.

Câu 27: Rượu khi đi vào cơ thể làm tăng lượng nước tiểu vì rượu

  • A. ức chế sản sinh anđôsteron, do đó giảm tái hấp thu nước và Na+.
  • B. kích thích sản sinh anđôsteron làm tăng hấp thu Na+ và giảm tái hấp thu nước ở ống thận.
  • C. kích thích sản sinh và giải phóng ADH.
  • D. ức chế sản sinh và giải phóng ADH.

Câu 28: Ở dạ dày, prôtêin được biến đổi hóa học nhờ tác dụng của

  • A. HCl và amilaza trong dịch vị.
  • B. HCl và mantaza trong dịch vị.
  • C. HCl và lactaza trong dịch vị.
  • D. HCl và pepsin trong dịch vị.

Câu 29: Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng

  • A. Nitơ tự do trong khí quyển (N­2).
  • B. N2, NH4+ và NO3-.    
  • C. Nitơ nitrat (NO3- ) và nitơ amôni (NH4+ ).
  • D. NO2-, NH4+ và NO3-.

Câu 30: Sự lưu thông của máu trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?

  • A. Máu được điều hoà và phân phối nhanh đến các cơ quan.
  • B. Máu không được điều hoà và được phân phối nhanh đến các cơ quan.
  • C. Máu được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.
  • D. Máu không được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.

Câu 31: Tế bào khí khổng ở lá đóng – mở rất nhanh khi mất nước hoặc trương nước nhờ có cấu tạo:

  • A. Thành trong dày, thành ngoài dày.
  • B. Thành trong dày, thành ngoài mỏng.
  • C. Thành trong mỏng, thành ngoài mỏng.
  • D. Thành trong mỏng, thành h ngoài dày.

Câu 32: Côn trùng có hình thức hô hấp nào?

  • A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
  • B. Hô hấp bằng mang.
  • C. Hô hấp bằng phổi. 
  • D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Câu 33: Ở TV lá toàn màu đỏ có quang hợp được không?

  • A. Không, vì thiếu sắc tố chlorophyl.
  • B. Được, vì chứa sắc tố carotenoit.
  • C. Không, vì chỉ có sắc tố phicobilin và antoxian.
  • D. Được, vì vẫn có sắc tố chlorophyl nhưng bị khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào antoxian.

Câu 34: Vận động cảm ứng nào sau đây có liên quan đến sức trương nước trong tế bào?

  • A. Vận động nở hoa ở cây nghệ tây.
  • B. Vận động nở hoa ở cây hoa mười giờ.
  • C. Vận động tạo giàn ở một số loài cây thân leo.
  • D. Vận động bắt mồi ở cây ăn sâu bọ.

Câu 35: Kết luận nào sau đây đúng với hoạt động của các hạt grana trong cấu tạo của lục lạp?

  • A. Chứa sắc tố hấp thu được năng lượng ánh sáng.
  • C. Nơi xảy ra quá trình quang phân li nước.
  • B. Chứa nhiều enzim xúc tác đồng hóa CO2 để tạo thành chất hữu cơ. 
  • D. Nơi chứa sắc tố phụ của quang hợp.

Câu 36: Chức năng nào không đúng với răng của thú ăn thịt?

  • A. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương.
  • B. Răng cửa giữ thức ăn.
  • C. Răng nanh cắn và giữ mồi.
  • D. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

Câu 37: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp là:

  • A. mạng lưới nội chất.
  • B. Lục lạp.
  • C. Ti thể.
  • D. không bào.

Câu 38: Huyết áp là gì?

  • A. Áp lực dòng máu khi tâm thất co.
  • B. Áp lực dòng máu khi tâm thất dãn.
  • C. Áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch.
  • D. Do sự ma sát giữa máu và thành mạch.

Câu 39: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất:

  • A. bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng.
  • B. bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm.
  • C. cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn. 
  • D. sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

Câu 40: Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim thực hiện nhờ

  • A. sự co dãn của phần bụng.
  • B. sự vận động của cánh.
  • C. sự co dãn của các cơ hô hấp.
  • D. sự di chuyển của chân.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

A: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

 

B: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT

 

CHƯƠNG 2: CẢM ỨNG

A: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

 

B: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

 

CHƯƠNG 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

A: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

 

B: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở DỘNG VẬT

 

CHƯƠNG 4: SINH SẢN

A: SINH SẢN Ở THỰC VẬT

 

B: SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

 

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.