Câu 1: Con điền con số thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh thống kê sau:
Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày, trung bình người lớn cười ………., mỗi lần cười kéo dài độ 6 giây. Mỗi đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười …………..
-
A. 6 phút ….. 400 lần
- B. 400 lần …. 6 phút
- C. 400 phút …6 lần
- D. 6 lần … 400 phút
Câu 2: Trong truyện Ăn "mầm đá" có những nhân vật nào xuất hiện?
- A. Trạng Quỳnh, Chúa Lê
- B. Trạng Quỳnh, Chúa Nguyễn
-
C. Trạng Quỳnh, Chúa Trịnh
- D. Trạng Nguyễn, chúa Quỳnh
Câu 3: Trạng ngữ chỉ phương tiện thường trả lời cho câu hỏi nào?
- A. Bằng cái gì?
- B. Với cái gì?
- C. Khi nào?
-
D. Cả A và B đúng
Câu 4: Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh lời nhận định sau:
Tiếng cười là …
- A. liều thuốc độc.
-
B. liều thuốc bổ
- C. liều thuốc mê
- D. liều thuốc tê
Câu 5: Câu sau sử dụng trạng từ quan hệ nào?
"Với cái mõm to, con lợn háu ăn tợp một loáng là hết cả máng cám."
- A. trạng từ chỉ thời gian
- B. trạng từ chỉ nguyên nhân
- C. trạng từ chỉ mục đích
-
D. trạng từ chỉ phương tiện
Câu 6: Câu chuyện Ăn "mầm đá" được kể vào thời đại nào?
- A. Thời Hậu Lê
- B. Thời Trần
- C. Thời Nguyễn
-
D. Thời vua Lê – chúa Trịnh
Câu 7: "Nói tiếng cười là liều thuốc bổ vì trong tiếng cười có chứa một chất có thể đánh lừa cảm giác của con người. Khi một người cười chất này sẽ được tiết ra đánh lừa con người, khiến họ quên đi cảm giác đau khổ, buồn chán,… vui trong niềm vui ảo tưởng."
Nhận định trên đúng hay sai?
- A. Đúng
-
B. Sai
Câu 8: Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”?
- A. Vì đó là món ăn mà sứ thần dâng lên cho chúa Trịnh
- B. Vì chúa nghe nói dân chúng ai cũng thích món “mầm đá” trong khi mình vẫn chưa được ăn.
- C. Vì có một vị quan Trạng thách chúa Trịnh ăn hết được một bát “mầm đá”.
-
D. Vì chúa ăn món gì cũng không thấy ngon miệng, thấy “mầm đá” là món lạ nên muốn thử.
Câu 9: Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng?
- A. Vì tương của Trạng Quỳnh được chế biến khác với các loại tương thông thường
-
B. Vì khi đói thì ăn gì cũng cảm thấy ngon
- C. Vì Trạng Quỳnh có trộn một loại bột để người ăn cảm thấy ngon miệng.
- D. Vì tương của Trạng Quỳnh được nhập khẩu từ nước ngoài.
Câu 10: Khi một người rơi vào trạng thái nổi giận hoặc căm thù thì điều gì sẽ xảy ra?
-
A. cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu
- B. cơ thể sẽ tiết ra một chất giúp đốt cháy mỡ thừa
- C. cơ thể sẽ tiết ra một chất làm tăng tốc độ vận chuyển máu
- D. cơ thể sẽ tiết ra một chất điều hòa cảm xúc của con người
Câu 11: Trong những câu dưới đây, câu nào từ lạc quan được dùng với nghĩa Luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp?
- A. Chú ấy sống rất lạc quan.
- B. Lạc quan là liều thuốc bổ.
- C. Dù cho mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng cô bé vẫn lạc quan tin vào cuộc sống
-
D. Tất cả các ý trên đúng
Câu 12: Con rút ra được điều gì qua bài đọc Tiếng cười là liều thuốc bổ?
- A. Cần phải cười thật nhiều
-
B. Cần biết sống một cách vui vẻ
- C. Nên cười đùa thoải mái trong bệnh viện
- D. Khi bị bệnh không cần mua thuốc, chỉ cần cười vui vẻ là được
Câu 13: Ý nghĩa của câu chuyện Ăn “mầm đá”?
- A. Ca ngợi sự hài hước của Trạng Quỳnh trong việc làm cho vua vui.
-
B. Ca ngợi Trạng Quỳnh vừa thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, lại vừa khéo răn vua: "No thì chẳng có gì là vừa miệng đâu ạ."
- C. Ca ngợi sự nỗ lực, kiên trì của Trạng Quỳnh trong mọi việc.
- D. Ca ngợi tự tận tụy của Trạng Quỳnh trong việc làm vừa lòng vua chúa.