Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 15: Tiếng sáo diều

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 tập 1 tuần 15: Tiếng sáo diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn nào?

  • A. Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
  • B. Tiếng sáo diều bay đi mang theo nỗi khát khao của chúng tôi.
  • C. Tiếng sáo diều khiến cái gì đó cứ cháy lên mãi tâm hồn chúng tôi.
  • D. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi.

Câu 2: Theo con, ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình có thể được xếp vào nhóm trò chơi gì?

  • A. Trò chơi rèn luyện sức mạnh
  • B. Trò chơi rèn luyện sự khéo léo
  • C. Trò chơi rèn luyện sự trí tuệ
  • D. Trò chơi vô ích, không có tác dụng

Câu 3: Mục đồng có nghĩa là gì? 

  • A. trẻ chăn trâu, bò, dê, cừu.
  • B. trẻ làm việc đồng áng giúp đỡ gia đình.
  • C. trẻ em lang thang, cơ nhỡ.
  • D. trẻ em mồ côi cha mẹ.

Câu 4: Ý nghĩa bài văn Cánh diều tuổi thơ? 

  • A. Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.
  • B. Cánh diều mang theo những ước vọng xa xăm, được đặt chân tới khám phá những vùng đất mới của đám trẻ mục đồng.
  • C. Cánh diều chất chứa những suy tư nỗi buồn của đám trẻ mục đồng già dặn trước tuổi.
  • D. Nỗi băn khoăn, lo lắng về cuộc sống mưu sinh của đám trẻ mục đồng mỗi khi nhìn theo cánh diều tuổi thơ.

Câu 5: Đặt trường hợp nếu như bạn em chơi với một số người bạn hư nên học kém hẳn đi, em sẽ dùng câu thành ngữ, tục ngữ nào để khuyên bạn?

  • A. Chơi với lửa
  • B. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn
  • C. Chơi diều đứt dây
  • D. Chơi dao có ngày đứt tay

Câu 6: Mẹ bảo tuổi ngựa tính nết thế nào?

  • A. Mẹ bảo tuổi ấy sinh ra là để thuộc về hoa cỏ mây trời.
  • B. Mẹ bảo tuổi ấy không chịu ở yên một chỗ, tuổi ấy là tuổi thích đi.
  • C. Mẹ bảo tuổi ấy là tuổi cần được che chở bảo vệ.
  • D. Mẹ bảo tuổi ấy là tuổi sinh ra để làm thủ lĩnh. 

Câu 7: Khi hỏi chuyện người khác, cần giữ phép lịch sự như thế nào?

  • A. Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi.
  • B. Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
  • C. Cần yêu cầu người khác ngay khi mình có mong muốn.
  • D. Cả A và B đúng

Câu 8: Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?

  • A. Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng.
  • B. Ước mơ về những khoảng trời xa rộng bao la nơi có những cánh buồm nhiều màu sắc đang lướt trong gió.
  • C. Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin: Bay đi diều ơi! Bay đi!
  • D. Cả A và B đúng

Câu 9: Con hãy đặt câu hỏi để biết sở thích của thầy, cô giáo?

  • A. Sở thích của cô là gì?
  • B. Em thưa cô, cô cho em hỏi một chút, sở thích của cô là gì ạ?
  • C. Sở thích là gì?
  • D. Cô thích gì nhất?

Câu 10: Ý nghĩa bài thơ Tuổi Ngựa?

  • A. Tuổi Ngựa là tuổi mơ mộng, thích bay nhảy và du ngoạn.
  • B. Những đứa trẻ tuổi Ngựa mang trong mình tâm hồn rộng mở, khát khao tìm hiểu và giao hòa với thiên nhiên.
  • C. Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.
  • D. Tuổi Ngựa là tuổi đi, thích bay nhảy, khao khát tự do và ưa khám phá những vùng đất mới.

Câu 11: Trường hợp nào mắc lỗi chính tả trong những câu sau:

  • A. nhảy ngựa
  • B. thã chim
  • C. ngựa gỗ
  • C. thả cá

Câu 12: Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?

  • A. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
  • B. Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.
  • C. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ.
  • D. Cánh diều mang theo hình bóng những người thân yêu.

Câu 13: Trong các trường hợp sau trường hợp nào viết đúng chính tả?

  • A. trí nhớ
  • B.  ý trí
  • C. chí tuệ
  • D. tất cả các đáp án đều đúng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tiếng Việt 4, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tiếng Việt 4 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 4.

TIẾNG VIỆT 4 TẬP 1

TIẾNG VIỆT 4 TẬP 2

Lớp 4 | Để học tốt Lớp 4 | Giải bài tập Lớp 4

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 4, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 4 giúp bạn học tốt hơn.