Trắc nghiệm công dân 11 bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 11 bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Công bằng xã hội trong giáo dục là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta vì

  • A. đảm bảo quyền của công dân.
  • B. đảm bảo nghĩa vụ của công dân.
  • C. tạo điều kiện để mọi người có cơ hội học tập và phát huy tài năng.
  • D. để công dân nâng cao nhận thức.

Câu 2: Phát triển giáo dục là sự nghiệp của

  • A. Nhà nước và của toàn dân
  • B. Đảng và Nhà nước
  • C. Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • D. Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo

Câu 3: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta hiện nay có nhiệm vụ

  • A. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • B. phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
  • C. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
  • D. xây dựng và phát triển kinh tế.

Câu 4: Đa dạng hóa các loại hình trường lớp và các hình thức giáo dục là nội dung cơ bản của phương hướng nào dưới đây?

  • A. Mở rộng quy mô giáo dục
  • B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
  • C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
  • D. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục

Câu 5: Nền văn hoá mà nước ta xây dựng là nền văn hoá

  • A. có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.
  • B. tiền tiến, đậm đà bản sặc dân tộc.
  • C. mang bản sắc dân tộc.
  • D. có tính chất tiên tiến.

Câu 6: Đảng ta xác định phát triển giáo dục là sự nghiệp của

  • A. công dân. 
  • B. toàn dân.
  • C. giáo viên. 
  • D. các cơ quan nhà nước.

Câu 7: Nhà nước chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học và công nghệ nào dưới đây?

  • A. Khoa học tự nhiên, công nghệ vũ trụ
  • B. Khoa học nhân văn, công nghệ thông tin
  • C. Khoa học xã hội, công nghệ vật chất mới
  • D. Khoa học y dược, công nghệ sinh học

Câu 8: Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo?

  • A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
  • B. Nâng cao dân trí.
  • C. Đào tạo nhân lực
  • D. Bồi dưỡng nhân tài.

Câu 9: Giáo dục - đào tạo có vai trò là một trong những

  • A. động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công ngiệp hoá hiện đại hoá.
  • B. cơ sở quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công ngiệp hoá hiện đại hoá.
  • C. tiền đề quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công ngiệp hoá hiện đại hoá.
  • D. nền tảng quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công ngiệp hoá hiện đại hoá.

Câu 10: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động khoa học và công nghệ ?

  • A. Sản xuất trong các nhà máy
  • B. Khai thác khoáng sản
  • C. Trồng rừng
  • D. Lai tạo, cấy ghép cây trồng

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là phương hướng để phát triển giáo dục nước ta?

  • A. Mở rộng quy mô giáo dục
  • B. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại
  • C. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục
  • D. Tăng cường hợp tác thế giới về giáo dục

Câu 12: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?

  • A. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
  • B. Vịnh Hạ Long
  • C. Phố cổ Hội An
  • D. Cố đô Huế

Câu 13: Nhà nước thành lập cơ sở giáo dục, từ mầm non đến đại học và Sau đại học, tăng số lượng các trường nghề là thực hiện phương hướng nào sau đây?

  • A. Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.
  • B. Mở rộng quy mô giáo dục.
  • C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
  • D. Thực hiện công bằng trong giáo dục.

Câu 14: Lĩnh vực nào có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại là

  • A. dân số. 
  • B. giáo dục và đào tạo.
  • C. khoa học và công nghệ. 
  • D. văn hoá.

Câu 15: Khi đến tham quan di tích lịch sử, nếu bắt gặp một bạn đang khắc tên mình lên di tích, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây để góp phần thực hiện chính sách văn hóa?

  • A. Kệ bạn vì khắc tên lên đó là việc làm ý nghĩa
  • B. Góp ý, nhắc nhở bạn nên tôn trọng, giữ gìn di tích
  • C. Cũng tham gia khắc tên mình làm kỉ niệm
  • D. Chụp ảnh và bêu xấu bạn đó trên facebook

Câu 16: Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, Đảng và Nhà nước ta xác định tầm quan trọng của khoa học công nghệ là

  • A. động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước.
  • B. điều kiện để phát triển đất nước.
  • C. tiền đề để xây dựng đất nước.
  • D. mục tiêu phát triển của đất nước.

Câu 17: Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo là

  • A. nhiệm vụ của văn hoá
  • B. tính chất của văn hoá.
  • C. ý nghĩa của văn hoá.
  • D. mức độ của văn hoá.

Câu 18: Nền văn hoá tiên tiến là nền văn hoá thể hiện

  • A. tinh thần yêu nước. 
  • B. tiến bộ gắn với yêu nước
  • C. tinh thần đại đoàn kết. 
  • D. tiến bộ gần với đại đoàn kết.

Câu 19: Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta được thể hiện qua phương hướng nào sau đây trong chính sách giáo dục và đào tạo?

  • A. Mở rộng quy mô giáo dục.
  • B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
  • C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
  • D. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục

Câu 20: Di sản văn hóa phi vật thể nào dưới đây ở nước ta hiện nay đã được UNESCO vinh danh

  • A. Hát xoan     
  • B. Hát chèo
  • C. Múa rối nước     
  • D. Hát cải lương

Câu 21: Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta cần phải:

  • A. xoá bỏ tất cả những gì thuộc quá khứ.
  • B. giữ nguyên truyền thống dân tộc.
  • C. tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
  • D. kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của dân tộc.

Câu 22: Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là

  • A. đổi mới cơ chế quản lí văn hoá.
  • B. kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của dân tộc.
  • C. tập trung vào nhiệm vụ xây dựng văn hoá.
  • D. tạo môi trường cho văn hoá phát triển.

Câu 23: Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh X mặc trang phục truyền thông của dân tộc mình vào thứ 2 hàng tuần là thể hiện trách nhiệm của công dân đối với chính sách nào sau đây?

  • A. Giáo dục và đào tạo. 
  • B. Khoa học và công nghệ.
  • C. Văn hoá. 
  • D. Dân tộc.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM GDCD 11

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.