Phần luyện tập
Câu 1:
Nhan đề và tình huống trào phúng cho ta suy nghĩ:
Ngay từ nhan đề đã chứa đựng mâu thuẫn trào phúng hàm chứa tiếng cười chua chát, kích thích trí tò mò của người đọc, đó là một nghịch lý” hạnh phúc của một tang gia”. Nhà có tang đáng lẽ phải buồn nhưng ở đây lại là hạnh phúc. Hạnh phúc này là hạnh phúc của gia đình vô phúc, hạnh phúc của lũ con cháu bất hiếu. Mâu thuẫn trào phúng cơ bản nằm ngay trong nhan đề. Đám con cháu vô cùng hạnh phúc trước cái chết của cụ cố tổ vì họ đã phải chờ đợi quá lâu. Cụ cố tổ mất đi đối với con cháu này lại là một niềm sung sướng vì chúng sẽ được hưởng gia tài. Vì thế cái đám ma này là đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả một thành phố nháo nhác khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng
Câu 2:
Cái chết của cụ cố tổ là niềm hạnh phúc của con cháu bởi đây là niềm mong đợi của chúng đã từ lâu khi cụ cố tổ chết đi chúng sẽ nhân được một số tiền lớn. Mỗi thành viên trong gia đình cụ cố tổ chỉ là những kẻ tham lam độc ác chúng coi tiền bạc là tất cả rồi làm những trò đáng xấu hổ. Cụ thể:
- Cụ cố Hồng đại diện loại người ngu dốt, háo danh: nhắm nghiền mắt lại để nghĩ tới lúc được mặc áo xô gai, lụ khụ chống gậy, cho thiên hạ trầm trồ khen
- Văn Minh được dịp lăng xê những mốt y phục táo bạo nhất, lại được hưởng gia tài do là cháu đích tôn
- Cô Tuyết được mặc bộ “ngây thơ”, là dịp để Tuyết trưng diện, phô bày sự hấp dẫn của cơ thể
- Cậu Tú Tân được giải trí, chứng tỏ tài chụp ảnh
- Ông Phán mọc sừng sung sướng vì cặp sừng của mình có giá trị khi làm cụ cố tổ chết
- Xuân Tóc Đỏ danh giá, uy tín vì nhờ hắn mà cụ cố tổ chết
- Đám tang còn lây lan hạnh phúc sang những người bên ngoài: cảnh sát Min Đơ, Min Toa, bạn bè trưởng giả của cụ cố Hồng
Câu 3:
Phân tích cảnh "đám ma gương mẫu"=> Xem tại đây
Câu 4:
Bức tranh về xã hội "thượng lưu" đương thời: xã hội thối nát, cái xã hội Âu hóa rởm, đạo đức và nhân cách của con người ngày càng đi xuống, suy đồi. Con người hành xử với nhau xảo trá, gian dối, thực dụng vô nhân, vô nghĩa.Chẳng đâu nữa còn chỗ cho nhân tính, những con người ấy không nhận ra cái chết của xã hội chó đểu. Ai cũng có những niềm vui riêng của mình từ cái chết của cụ cố tổ và họ phải diễn, diễn sao cho thật giống với cảnh một đám ma với nét buồn lãng mạn.
Thái độ của nhà văn là thái độ chán ghét cái xã hội thối nát này đến mức phải thốt lên rằng "chó đểu", "khốn nạn".
Câu 5:
Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén “ Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình. Đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám. Nhà có đám nhưng lại hạnh phúc, hạnh phúc của lũ con cháu bất hiếu, không có nhân tính. Rồi cái chết của cụ cố tổ lại đem đến niềm vui cho mọi thành viên trong gia đình, ai cũng có những dự định riêng của mình cần làm trong cái dịp này. Đám ma mà tác gỉa dùng những từ chỉ niềm hạnh phúc nào là đám đi đến đâu là huyên náo đến đó, cả góc phố huyên náo chỉ chỏ cái đám ma to,.. rồi những người đưa đám có dịp để mà hẹn hò nhau, chim chuột, khoe gia sản, của cải, vợ, chồng, con cái,... một cái "đám ma gương mẫu" đến kỳ lạ. Việc vận dung linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng đã đem lại hiệu quả lớn, nó lột tả đến trần trụi cái bộ mặt của xã hội "thượng lưu" đương thời.
Phần luyện tập
Câu 2:
- Mâu thuẫn trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
- Nhan đề: Hạnh phúc >< tang gia : Cho thấy sự kì lạ gợi được sự tò mò cho người đọc. Nhưng đồng thời, nhan đề đó cũng gợi mở được nội dung của đoạn trích
- Những chân dung trào phúng
- Cụ cố Hồng: mơ màng nghĩ tới cảnh mặc áo xô gai, chống gậy khóc lóc đề người ta chỉ trỏ, nhắc lại câu nói vô nghĩa "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi" hơn 1000 lần
- Ông Văn Minh: vui sướng vì cái di chúc sẽ đi vào giai đoạn thực hiện chứ không còn là trên giấy tờ; đau đầu vì không biết sẽ phải cư xử thê nào với Xuân tóc đỏ "hai cái tội nhỏ, một cái ơn to"
- Bà Văn Minh: nóng lòng chờ tới giờ phát tang để lăng xê một tang phục mới của tiệm Âu hóa với thông điệp "ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời"
- Cô Tuyết: mặc bộ y phục "Ngây thơ" để chứng minh rằng mình không phải là gái hư hỏng, cũng chưa đánh mất cả chữ trinh.
- Cậu Tú Tân: nóng lòng được chụp ảnh vì cậu đã phải huy động mấy chiếc máy ảnh.
- Ông Phán mọc sừng: vui sướng vì ông bố vợ hứa sẽ cho thêm vài nghìn đồng, và khóc đến ngất người đi chỉ để dúi vào tay Xuân tóc đỏ một đồng giấy bạc năm đồng gấp tư để trả nốt món nợ và chữ tín của mình.
- Những tay cảnh sát, giới nhà tu, những ông bạn của cụ cố Hồng, những nam thanh nữ tú đi đưa đám