Nội dung bài soạn:
Câu 1:
- Không gian: vào buổi tan chợ, những tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một đã vang lên để gọi buổi chiều, nó hiện lên trong một không gian ở phố huyện
- Thời gian: một biểu chiều tàn, có tiếng trống thu không, ếch nhái kêu ran ngoài đồng; ở chợ mọi người đang chuẩn bị ra về sau buổi buôn bán. Tiếp theo đó là bóng tối của màn đêm bao phủ “một đêm tối tịch mịch”.
Câu 2:
Cuộc sống của phố huyện vào buổi chiều thật tẻ nhạt, rất ngột ngạt, đơn điệu, tù túng, nhàm chán, vô vị và luôn bị cái nghèo đói đe dọa bất cứ lúc nào:
- Chị Tí ban ngày mò cua, bắt tép, tối đến dọn hàng nước chè tươi, thắp một ngọn đèn dầu leo lét.
- Bác phở Siêu, tối nào cũng gánh phở ra bán nhưng ở cái phố huyện nghèo này, đây là một “thứ hàng xa xỉ” mấy người ăn.
- Bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau để trước mặt, “góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu, bần bật trong yên lặng”, “thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường”.
- Bà cụ Thi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ
Câu 3:
Tâm trạng của hai đứa trẻ trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh phố huyện được miêu tả khéo léo, tinh tế:
- Chị em Liên cảm nhận về buổi chiều bằng những cảm giác riêng, vừa buồn, vừa gắn bó
- Hòa hợp với thiên nhiên, hai đứa trẻ phát hiện ra biết bao biến thái tinh vi của nó (ngước mắt tìm dòng sông Ngân Hà)
- Tâm trạng của hai đứa trẻ có sự giao cảm, hòa hợp với cỏ cây quê hương ( qua kẽ lá bàng…giấc mơ không hiểu)
=>Hai chị em lặng lẽ quan sát những điều diễn ra ở phố huyện với cảm giác buồn mênh mang, xót xa cảm thông với kiếp người nhỏ nhoi, lay lắt trong bóng tối cơ cực
Câu 4:
Hình ảnh đoàn tàu tượng trưng cho một cuộc sống tươi sáng hiện ra, trước khi đoàn tàu đến cảnh vật hiện lên chỉ là những cảnh mờ nhạt, không gian yên tĩnh nhẹ nhàng. Hình ảnh đoàn tàu lóe sáng thêm những tia hy vọng mới cho hai chị em, điều này làm cho họ nhớ những quãng thời gian khi còn sống ở Hà Nội, chuyến tàu gợi cho họ những kí ức của tháng ngày êm đềm hạnh phúc trước đây – xem đó như là một niềm an ủi trong cuộc sống tù túng hiện tại. Và để rồi khi chuyến tàu qua, họ trở lại với cuộc sống thực tại nghèo khó, vô vị - cuộc sống mà “món phở của bác Siêu trở thành một món quà xa xị không bao giờ mua được”.
Câu 5:
Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam:
- Truyện ngắn miêu tả tinh tế biến thái của cảnh vật, diễn biến tâm trạng của nhân vật ⇒ Tạo không khí cho tác phẩmGiọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan, chứa trong đó sự xót xa cho kiếp người nghèo khổ, quẩn quanh
- Truyện ngắn giàu sắc thái trữ tình và đậm chất thơ
Câu 6:
Qua truyện ngắn tác giả muốn để lại niềm xót thương với những cảnh đời nghèo khổ, quanh quẩn một cuộc sống cơ cực ở nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. Đồng thời, tác giả muốn lay tỉnh ở những tâm hồn uể oải, đang lụi tắt, đốt lên trong lòng họ ngọn lửa của lòng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang chôn vùi họ.
Phần luyện tập
Câu 1:
Nhân vật gây ấn tượng sâu sắc nhất là Liên bởi:
- Cô bé có tuổi thơ chìm trong sự héo úa, tàn tạ của cuộc sống đầy bóng tối
- Liên là cô bé giàu lòng thương cảm với những kiếp người nghèo khó trong phố huyện
- Liên có sự giao hòa tâm hồn với thiên nhiên
- Khao khát cuộc sống tốt đẹp, mong muốn vượt thoát khỏi những tù túng, chật hẹp trong cuộc sống
Câu 2:
Nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam:
- Không có cốt truyện, đó là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, những rung động về cuộc sống của nhà văn,
- Những trang viết vừa đậm đà yếu tố hiện thực, vừa phảng phất chất lãng mạn, thơ ca.
- Tiêu biểu cho loại truyện tâm tình của Thạch Lam, thể hiện cái tình người chân chất, nhẹ nhàng, thấm sâu khắp truyện, tập trung tới thế giới nội tâm nhân vật, lối kể chuyện thủ thỉ như tâm sự với người đọc.