Phần luyện tập
Câu 1:
a. Từ lá trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo được dùng theo nghĩa gốc để chỉ một bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏng.
b. Phương thức chuyển nghĩa của từ lá
- lá gan, lá lách, lá phổi: từ lá được sử dụng để chỉ các bộ phận trong cơ thể người
- lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá bài: chỉ các vật dụng bằng giấy, dùng để giao dịch
- lá cờ, lá buồm: chỉ các vật dụng bằng vải, có kích thước rộng, bay trong gió
- lá cót, lá chiếu, lá thuyền: lá dùng với các từ chỉ những vật làm bằng chất liệu như gỗ, cói, tre, nứa…
- lá tôn, lá đồng, lá vàng: dùng với các từ chỉ những vật làm bằng kim loại.
Câu 2:
Đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người.
- Đầu bạc tiễn đầu xanh.
- Anh ấy là một chân sút giỏi của đội bóng.
- Hắn là tay chơi cờ bạc có tiếng ở đất này.
- Nhà nó đẻ đông con nên người làm thì ít mà miệng ăn thì nhiều
- Hoặc Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm
- Bác ơi tim bác mênh mông quá
Câu 3:
VD: Đặt câu:
- Ngọt: Anh ấy có chất giọng rất ngọt ngào
- Bùi: Nghe nó rủ rê đi xem phim, tôi thấy cũng bùi tai.
- Cay đắng: Nó đã nhận ra nỗi cay đắng khi mất đi người thân yêu nhất.
Câu 4:
Từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu có thể thay thế trong câu thơ:
- Cậy: nhờ, nhờ vả, nhờ cậy.
- Chịu: bằng lòng, đồng ý, chấp nhận.
Trong câu thơ trên, Nguyễn Du dùng hai từ ngữ rất đắt là cậy và chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa khác để biểu lộ được sắc thái, tâm trạng của Kiều trong lúc quyết định trao duyên cho người em gái Thúy Vân: vừa đau xót khi chấp nhận xa gia đình, bán mình chuộc cha, vừa đau đớn dứt bỏ tình cảm với Kim Trọng. Kiều đã tin tưởng vào người em gái và mang ơn Thúy Vân sẽ giúp mình trong hoàn cảnh éo le này.
Câu 5:
- Chọn từ ngữ thích hợp để dùng vào vị trí:
a. canh cánh
b. liên can
c. bạn
- Giải thích:
a. Từ canh cánh mới bộc lộ rõ sắc thái tình cảm của Bác (lòng nhớ nước) khi sáng tác tập thơ này, giúp người đọc hình dung được trạng thái liên tục, ám ảnh, thường trực của tình cảm nhớ nước trong tâm hồn Bác. Các từ còn lại mang sắc thái trung tính.
b. Chỉ có thể dùng từ liên can. Còn các từ khác không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp ngữ pháp.
c. Từ bạn phù hợp với sắc thái của câu nói, thể hiện thái độ, mong muốn hợp tác của Việt Nam. Phù hợp với phong cách ngoại giao, không quá thân mật.