Nội dung bài soạn
Câu 1:
So với cách sử dụng của từ" hoành sóc", từ "múa giáo" chưa thể hiện được âm hưởng hào hùng trong nguyên tác. Từ "hoành sóc" là tư thế hiên ngang cầm ngang ngọn giáo đối mặt với kẻ thù bảo vệ đất nước. Con người ở đây bao được bao trùm trong không gian rộng lớn của non sông, giang sơn, đất nước, mang tầm vóc vũ trụ. Hình ảnh con người trở lên kì vĩ đến lạ thường.
Câu 2:
Hình ảnh " Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu" có rất nhiều cách hiểu.
-
" ba quân" là quân đội ngày xưa ,chia lính thành ba đội
- Có thể hiểu hình ảnh " ba quân" chỉ quân đội hùng mạnh nhà Trần, tượng trưng cho sức mạnh của cả một dân tộc một đất nước. Hình ảnh vừa so sánh vừa cụ thể hóa sức mạnh quân đội nhà Trần bấy giờ tựa như hổ nuốt trôi trâu, mạnh mẽ , mang âm hưởng '' hào khí Đông A".
Câu 3:
“Nợ” công danh có thể hiểu theo cả hai nghĩa: là món nợ mà người nam nhi, đã là nam nhi ai cũng muốn gắng thành đạt, cô gắng lập công để lại sự nghiệp, lập danh để lại tiếng thơm muôn đời để bản thân mình không phí hoài, không nuối tiếc, để cuộc đời mình thêm ý nghĩa cống hiến hết mình vì dân vì nước.
Câu 4:
Từ " thẹn" có thể hiểu là vì chưa bằng Vũ Hầu ,chưa trả xong nợ nước, lại thêm khát vọng phụng sự nhà cho nhà Trần đến hết đời .Chính vì thế tác giả thấy hổ thẹn xấu hổ với bản thân mình. . Từ đó ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, lí tưởng, khát vọng của tác giả - con người thời Trần.
Câu 5:
- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần. Ở họ mang một hoài bão lớn lao được cống hiến hết mình cho đất nước. Mỗi cá nhân họ đều có tinh thần trách nhiệm cá nhân trong một tập thể => sức mạnh đánh đuổi tất cả giặc ngoại xâm có ý lam le xâm lước ta
- Bài học: tuổi trẻ hôm nay cần cố gắng học hành, đoàn kết sức mạnh để xây dựng đất nước