Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Về từ ngữ: đoạn trích sử dụng hệ thống thuật ngữ khoa học một cách chính xác.
- Cách tách ý rõ ràng thành ba dòng để giúp cho người tiếp nhận dễ hiểu hơn
- Về dấu câu: dùng chính xác, đúng chỗ làm cho câu văn rõ nghĩa, gồm dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn.
- Về câu: câu viết rõ ràng, trong sáng, (tách dòng sau mỗi câu để trình bày rõ từng luận điểm; dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày để đánh dấu các luận điểm; các giải thích là cho vào trong ngoặc, thể hiện rõ dụng ý của người viết về việc lựa chọn và thay thế các từ là thuật ngữ.)
Câu 2:
Ngôn ngữ ở đây là ngôn ngữ của người nông dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ: sinh động, mang tính khẩu ngữ rất rõ.
- Sử dụng các từ ngữ trong ngôn ngữ nói hàng ngày như: mấy, có khối, sợ gì, nói khoác, đằng ấy, cười tít…
- Các từ hô gọi: kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy…
- Các từ tình thái: có khối…đấy, đấy, sợ gì…
- Miêu tả các cử chỉ điệu bộ cùng với lời nói như: đẩy vai, cười ( nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy…
- Sử dụng các từ ngữ của ngôn ngữ nói: mấy (giò), nói khoác, sợ gì, đằng ấy, có khối…
- Về câu: sử dụng các kết câu trong ngôn ngữ nói: Có… thì, Đã… thì, …
- Đoạn trích còn sử dụng nhiều câu tỉnh lược: Có khối cơm trắng với giò đấy
Câu 3:
Trong các câu trên, còn gặp lại những lỗi như sử dụng văn nói “hết ý”, “vô tội vạ”, “chừa ai sất”. Nhiều từ, cụm từ gây khó hiểu cho người đọc nên có thể sửa lại như sau:
a. Thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp.
b. Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai cao hơn thực tế một cách tùy tiện.
c. Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, cùng các loài chim sống gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng và cả các loại ốc, tôm, cua… đều bị chúng khai thác hết.