A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Ở bài 1 chúng ta đã học về mối liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế của dòng điện, trị số $\frac{U}{I}$
luôn không đổi. Hệ số đó biểu diễn cho một đại lượng khác trong vật lí, đó là điện trở của dây dẫn(kí hiệu là R).
- Điện trở biểu thị mức độ cản dòng điện nhiều hay it của dây dẫn.
- Định luật ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
$I=\frac{U}{R}$ |
- Điện trở của một dây dẫn được xác định bằng công thức
$R=\frac{U}{I}$ |
- Đơn vị điện trở được kí hiệu là Ω (ôm) $1Ω=\frac{1V}{1A}$
- Số bội của ôm: kilôôm (kΩ); 1kΩ = 1000Ω
Mêgaôm (MΩ); 1MΩ = 1000000Ω
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1. (Trang 7 SGK lí 9) Tính thương số $\frac{U}{I}$ đối với mỗi dây dẫn dựa vào số liệu trong bảng 1 và bảng 2 ở bài trước.
Xem lời giải
Câu 2. (Trang 7 SGK lí 9) Nhận xét giá trị của thương số $\frac{U}{I}$ đối với mỗi dây dẫn và đối với hai dây dẫn khác nhau.
Xem lời giải
Câu 3. (Trang 8 SGK lí 9) Một bóng đèn lúc thắp sáng có điện trở 12 Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5 A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.
Xem lời giải
Câu 4. (Trang 9 SGK lí 9) Đặt cùng một hiệu điện thế vào đầu các dây dẫn có điện trở R1 và R2 = 3R1. Dòng điện chạy qua dây dẫn nào có cường độ lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?