ÔN TẬP CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI (PHẦN 2)
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về biểu hiện của khu vực hoá kinh tế?
- A. Trong các tổ chức liên kết kinh tế khu vực ngày càng có nhiều hiệp định về kinh tế, chính trị, môi trường,... được kí kết.
- B. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 24 tổ chức liên kết kinh tế khu vực có quy mô lớn với những mức độ quan hệ khác nhau.
- C. Thương mại nội vùng giữa các quốc gia trong cùng khu vực ngày càng tăng.
-
D. Mỗi quốc gia chỉ được phép là thành viên của một tổ chức liên kết kinh tế.
Câu 2: Việt Nam là thành viên chính thức của UN từ năm:
- A. 1975
- B. 1945
-
C. 1977
- D. 1954
Câu 3: Tổ chức Thương mại Thế giới (The World Trade Organization - WTO) được thành lập vào:
- A. 09/1969
- B. 02/1984
- C. 07/1965
-
D. 01/1995
Câu 4: Cơ cấu giá trị thương mại của nhóm các nước phát triển năm 2020 so với toàn thế giới là bao nhiêu?
- A. 90.7%
- B. 41.3 %
-
C. 58.7 %
- D. 25 %
Câu 5: Đâu không phải là khu vực có vị trí chiến lược về năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ?
- A. Tây Nam Á.
-
B. Bắc Âu.
- C. Trung Á.
- D. Biển Đông.
Câu 6: Theo tiêu chí phân nhóm nước của Liên hợp quốc năm 2020, nhóm nước có mức thu nhập (USD/người) là bao nhiêu thì được coi là nhóm nước có thu nhập cao?
-
A. Trên 12535
- B. Từ 4046 đến 12535
- C. Trên 50000
- D. Trên 25758
Câu 7: Một số tổ chức có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực trên thế giới hiện nay là:
- A. EU, ASEAN.
-
B. FAO, WFP.
- C. WFP, APEC.
- D. IMF, WTO.
Câu 8: Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại thành phố:
- A. Washington (Hoa Kỳ).
- B. Paris (Pháp).
-
C. New York (Hoa Kỳ).
- D. Moscow (Nga).
Câu 9: Cơ cấu kinh tế là tập hợp:
- A. các vùng, lĩnh vực và bộ phận kinh tế.
- B. các ngành, khu vực và lĩnh vực kinh tế.
-
C. các ngành, lĩnh vực và bộ phận kinh tế.
- D. các vùng, các ngành và bộ phận kinh tế.
Câu 10: Khu vực có tuổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới là:
- A. Đông Á, Tây Nam Á.
-
B. Tây Phi, Đông Phi.
- C. Bắc Âu, Bắc Mĩ.
- D. Bắc Mĩ, Trung Mĩ.
Câu 11: Lĩnh vực nào sau đây thuộc an ninh phi truyền thống?
- A. Xung đột sắc tộc.
-
B. Dịch bệnh toàn cầu.
- C. Khủng bố vũ trang.
- D. Chiến tranh cục bộ.
Câu 12: Nguyên nhân các hoạt động thương mại trên thế giới ngày càng tự do hơn là do:
-
A. cắt giảm dần thuế quan và đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.
- B. tự do hóa di chuyển các luồng vốn quốc tế, xây dựng hiệp định.
- C. chiếm thị phần lớn trong nền kinh tế, mở rộng quan hệ quốc tế.
- D. thúc đẩy tự do hóa thương mại, đa dạng hóa các ngành dịch vụ.
Câu 13: Quan niệm an ninh phi truyền thống không bao gồm:
- A. An ninh nguồn nước.
- B. An ninh tài chính.
-
C. An ninh quân sự.
- D. An ninh năng lượng.
Câu 14: An ninh mạng là vấn đề mới của an ninh toàn cầu trong bối cảnh:
- A. Chiến tranh thế giới thứ ba có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
- B. Các quốc gia không có cách nào để kiểm soát các nội dung độc hại trên mạng.
- C. Nhiều nhà khoa học ra đời.
-
D. Bùng nổ công nghệ thông tin.
Câu 15: Đâu không phải một tiêu chuẩn phổ biến cho thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế?
- A. Tiêu chuẩn quản lí năng lượng.
-
B. Tiêu chuẩn chính trị trong sạch.
- C. Tiêu chuẩn quản lí chất lượng.
- D. Tiêu chuẩn quản lí môi trường.
Câu 16: Câu nào sau đây không đúng về hệ quả của khu vực hoá kinh tế?
- A. Lợi ích kinh tế của các nước thành viên được bảo đảm trong các tổ chức khu vực.
-
B. Xu hướng khu vực hoá kinh tế góp phần giải quyết các vấn đề như tính tự chủ về kinh tế, vấn đề cạnh tranh giữa các khu vực,...
- C. Khu vực hoá kinh tế thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, là nền tảng cho quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới.
- D. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hoá thương mại, đầu tư dịch vụ giữa các quốc gia và giữa các khu vực với nhau.
Câu 17: Về bản chất, toàn cầu hoá kinh tế là:
- A. Việc tạo nên sự công bằng và thúc đẩy lẫn nhau trong hoạt động kinh tế giữa các nước.
-
B. Sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển, hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất.
- C. Việc đưa tất cả các nước trên thế giới vào làm kinh tế, không để cho mỗi quốc gia hoạt động theo các chính sách của riêng mình, hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất.
- D. Sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo nên sự tự chủ trong sản xuất và liên kết hợp tác trong thương mại giữa các quốc gia và các công ty lớn.
Câu 18: Nước nào sau đây không phải thành viên của APEC?
-
A. Ấn Độ.
- B. Papua New Guinea.
- C. Peru.
- D. Nga.
Câu 19: Câu nào sau đây không đúng về các chỉ số của Việt Nam?
- A. Chỉ số Gini năm 2018 là 35.7.
- B. Thu nhập bình quân đầu người ước tính năm 2022 là 4122 USD.
- C. Chỉ số HDI năm 2021 là 0.703.
-
D. GDP ước tính năm 2022 là 4080.9 tỉ USD.
Câu 20: Bản đồ nào sau đây thể hiện được các thành viên của IMF?
- A.
- B.
-
C.
- D.
Câu 21: Để có được sức cạnh tranh mạnh về kinh tế, các nước đang phát triển đã tiến hành điều nào sau đây?
- A. Sản xuất sản phẩm chưa chế biến, giá rẻ.
- B. Dỡ bỏ các hàng rào thuế quan nhập khẩu.
- C. Chuyển giao khoa học công nghệ kĩ thuật.
-
D. Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.
Câu 22: Liên hợp quốc có nhiệm vụ chủ yếu nào sau đây?
- A. Hỗ trợ lương thực và hàng nhập khẩu.
- B. Giữ vững luật quốc tế, ổn định tiền tệ.
- C. Giám sát tài chính, hành động khí hậu.
-
D. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng với các nước phát triển?
-
A. Còn có nợ nước ngoài nhiều.
- B. GNI bình quân đầu người cao.
- C. Đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều.
- D. Chỉ số phát triển con người cao.
Câu 24: Nhân tố có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới là
-
A. năng lượng.
- B. nguồn nước.
- C. nguồn vốn.
- D. thị trường.
Câu 25: Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế mở rộng là
- A. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn.
- B. các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.
-
C. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới.
- D. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.