ÔN TẬP CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI (PHẦN 1)
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về các nước đang phát triển?
-
A. Các nước đang phát triển có quy mô dân số vẫn còn tăng chậm, cơ cấu dân số theo tuổi có sự thay đổi đáng kể, nhiều quốc gia có dân số đang trẻ ra.
- B. Giáo dục, y tế ở nhiều quốc gia đã được cải thiện.
- C. Các nước đang phát triển có chất lượng cuộc sống chưa cao; một số quốc gia đối mặt với nạn đói, dịch bệnh, xung đột vũ trang, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- D. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp so với các nước phát triển nhưng xu hướng tăng lên nhanh chóng.
Câu 2: Đến năm 2020, IMF có bao nhiêu quốc gia thành viên?
- A. 120
- B. 150
-
C. 190
- D. 210
Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Các nước phát triển có hệ thống tiêu chuẩn cao hơn các nước đang phát triển.
- B. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế góp phần thúc đẩy sự phát triển thương mại toàn cầu.
- C. Trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển ngày càng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường quốc tế hiệu quả hơn.
-
D. Các tiêu chuẩn thống nhất về sản phẩm, quản lí quá trình, cung cấp dịch vụ,... ngày càng được áp dụng với nhiều lĩnh vực trên phạm vi quốc gia, tuy vậy trên phạm vi toàn cầu thì còn hạn chế.
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Các nước phát triển có hệ thống tiêu chuẩn cao hơn các nước đang phát triển.
- B. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế góp phần thúc đẩy sự phát triển thương mại toàn cầu.
-
C. Các tiêu chuẩn thống nhất về sản phẩm, quản lí quá trình, cung cấp dịch vụ,... ngày càng được áp dụng với nhiều lĩnh vực trên phạm vi quốc gia, tuy vậy trên phạm vi toàn cầu thì còn hạn chế.
- D. Trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển ngày càng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường quốc tế hiệu quả hơn.
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về chỉ số phát triển con người (HDI)?
- A. HDI là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện sức khoẻ, giáo dục và thu nhập.
- B. HDI thể hiện góc nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.
-
C. HDI nhận giá trị từ 0 đến 10.
- D. HDI càng gần 1 có nghĩa là chất lượng cuộc sống cao và ngược lại.
Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)?
- A. Năm 2020, APEC có 21 thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức của APEC từ năm 1998.
- B. APEC được thành lập nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực.
- C. APEC được thành lập vào tháng 11 – 1989.
-
D. Ban thư kí thường trực APEC có trụ sở tại California (Hoa Kỳ).
Câu 7: Liên hợp quốc (The United Nations – UN) là một tổ chức quốc tế được thành lập vào:
- A. 30/04/1975
- B. 02/09/1990
-
C. 24/10/1945
- D. 07/05/1954
Câu 8: Ngân hàng Thế giới (WB) thống kê các nền kinh tế theo 4 nhóm thu nhập, đó là:
- A. Thu nhập tiền tỉ, thu nhập tiền triệu, thu nhập tiền trăm ngàn, thu nhập tiền ngàn.
-
B. Thu nhập cao, thu nhập trung bình cao, thu nhập trung bình thấp và thu nhập thấp.
- C. Thu nhập hấp dẫn, thu nhập không hấp dẫn, thu nhập tăng, thu nhập giảm.
- D. Thu nhập rất cao, thu nhập cao, thu nhập thấp và thu nhập rất thấp.
Câu 9: Đến năm 2020, IMF có bao nhiêu quốc gia thành viên?
- A. 150
- B. 120
-
C. 190
- D. 210
Câu 10: Hình ảnh sau đây thể hiện hoạt động gì?
- A. Việt Nam tổ chức tập trận cùng lực lượng không quân Hoa Kỳ.
-
B. Việt Nam tuyên chiến với Liên hợp quốc do không đứng về phía của Việt Nam.
- C. Việt Nam tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
- D. Việt Nam trong chiến dịch chạy đua năng lượng xanh.
Câu 11: Một trong những giải pháp quan trọng để phát triển công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển hiện nay là:
- A. tập trung khai thác tài nguyên.
-
B. thu hút đầu tư nước ngoài.
- C. hiện đại hoá cơ sở hạ tầng.
- D. tăng cường lực lượng lao động.
Câu 12: Đâu không phải một giải pháp được thế giới đưa ra nhằm giải quyết vấn đề an ninh năng lượng?
- A. Sử dụng tiết kiệm, khai thác hợp lí, tìm kiếm và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng thay thế.
- B. Các tổ chức quốc tế phát huy vai trò, tăng cường đối thoại, đàm phám và hợp tác về vấn đề năng lượng.
- C. Mỗi quốc gia chủ động kiểm soát sử dụng năng lượng hiệu quả và có trách nhiệm.
-
D. Các nước lớn cần tập trung đàm phán để thống nhất một nước nắm quyền điều hành tất cả về năng lượng, từ đó tạo sự ổn định về sản xuất và cung ứng năng lượng toàn cầu.
Câu 13: Câu nào sau đây không đúng?
-
A. Thế giới vẫn phụ thuộc nhiều vào năng lượng hạt nhân, trong khi đó, trữ lượng các nguyên liệu để làm ra loại năng lượng này có xu hướng giảm, đối mặt với nguy cơ cạn kiệt trong tương lai.
- B. Năng lượng là nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế.
- C. Tình trạng này ngày càng rõ nét và căng thẳng hơn trong quan hệ quốc tế ở đầu thế kỉ XXI.
- D. Các cuộc xung đột ở thế kỉ XX đều liên quan đến vấn đề năng lượng và an ninh năng lượng.
Câu 14: Chỉ số phát triển con người (HDI) của Ethiopia năm 2021 là bao nhiêu?
- A. 0.710
- B. 0.931
-
C. 0.498
- D. 0.924
Câu 15: Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của tổ chức nào đã thúc đẩy tự do hoá thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động?
- A. Tổ chức Hợp tác và phát triển toàn cầu (OGCD).
-
B. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
- C. Tổ chức Bình đẳng thương mại (OTJ) .
- D. Tổ chức Tự do thương mại (FTO).
Câu 16: Năm 2021, thế giới có khoảng bao nhiêu người bị đói, thiếu dinh dưỡng?
- A. 1.4 tỉ người.
-
B. 2.3 tỉ người.
- C. 750 triệu người.
- D. 3.7 tỉ người.
Câu 17: Toàn cầu hoá trong lĩnh vực tài chính không được biểu hiện qua nội dung nào?
- A. Tự do hoá tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, không phân biệt biên giới.
- B. Tự do hoá việc di chuyển của các luồng vốn quốc tế.
- C. Tự do hoá lãi suất.
-
D. Đồng tiền USD là có thứ bậc cao nhất, có ảnh hưởng lớn nhất đến các đồng tiền khác và các vấn đề tài chính thế giới.
Câu 18: Cách mạng khoa học và công nghệ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng:
-
A. giảm nông, lâm, ngư; giảm nhẹ công nghiệp; tăng nhanh dịch vụ.
- B. tăng rất nhanh dịch vụ và công nghiệp; giảm nhẹ nông, lâm, ngư.
- C. giảm nhanh nông, lâm, ngư; tăng rất nhanh công nghiệp, dịch vụ.
- D. tăng nhanh dịch vụ và công nghiệp; giảm rất nhanh nông, lâm, ngư.
Câu 19: Biểu hiện của phát triển các hệ thống tài chính quốc tế là:
- A. hợp tác song phương, đa phương ngày càng trở nên phổ biến.
-
B. các ngân hàng lớn liên kết với nhau tạo mạng lưới toàn cầu.
- C. số lượng công ty đa quốc gia, chi nhánh không ngừng tăng.
- D. các sản phẩm, quy trình quản lí, dịch vụ được áp dụng rộng.
Câu 20: Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế chia thành 3 nhóm. Đâu không phải một trong các nhóm đó?
- A. Dịch vụ.
-
B. Công nghệ thông tin.
- C. Công nghiệp, xây dựng.
- D. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Câu 21: Tổ chức Thương mại Thế giới (The World Trade Organization - WTO) được thành lập vào:
- A. 07/1965
- B. 09/1969
- C. 02/1984
-
D. 01/1995
Câu 22 Toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm nào sau đây?
- A. Bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình trên trường quốc tế.
- B. Tăng cường thao túng thị trường các quốc gia khác nhau.
- C. Tìm cách lũng đoạn về kinh tế của các nước trên thế giới.
-
D. Hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương và đa phương.
Câu 23: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu?
-
A. MERCOSUR.
- B. ASEAN.
- C. EU.
- D. NAFTA.
Câu 24: Tiêu chí phân chia thành nước phát triển và nước đang phát triển không gồm có
- A. chỉ số HDI.
-
B. tuổi thọ trung bình.
- C. GNI/người.
- D. cơ cấu kinh tế.
Câu 25: Lĩnh vực nào sau đây thuộc an ninh truyền thống?
- A. An ninh kinh tế.
- B. Biến đổi khí hậu.
-
C. Chiến tranh cục bộ.
- D. An ninh lương thực.